Hướng về tình yêu quê hương đất nước Việt Nam, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, cổ vũ tinh thần dân tộc, chống giặc ngoại xâm dưới mọi hình thức.
NHẠC
Tìm kiếm Blog này
Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011
Chân dung người Mỹ gốc Việt qua Census 2010
Tài liệu chính thức của Census 2010, vừa được công bố, cho thấy một cộng đồng gốc Việt năng động, trẻ hơn tuổi trung bình toàn quốc, và lớn hàng thứ tư trong số di dân gốc Á tại Hoa Kỳ. Mặc dầu tốc độ gia tăng dân số gốc Việt chậm lại trong 10 năm qua, cộng đồng chúng ta “nói tiếng Việt ở nhà” nhiều hơn các sắc dân khác. Trong 10 năm, dân số gốc Việt tăng gần nửa triệu người, và ngay tại thời điểm này, tổng số người mang họ Việt Nam tại Hoa Kỳ là: 1,548,449
Hà Giang/Người Việt
WESTMINSTER -Cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ có tổng cộng 1,548,449 người, theo công bố chính thức của thống kê dân số 2010 (Census 2010).
Như vậy, trong vòng một thập niên, từ năm 2000 đến 2010, cộng đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ tăng thêm 425,921 người, tương đương 38%. Và cộng đồng chúng ta trở thành sắc dân châu Á đông thứ tư tại Hoa Kỳ, sau Trung Quốc (gần 3.5 triệu), Ấn Ðộ (gần 3 triệu) và Philippines (2.5 triệu).
Dân Số Gốc Á tại Hoa Kỳ
Trung Quốc: 3,347,229
Ấn Ðộ: 2,843,391
Philippines: 2,555,923
Việt Nam: 1,548,449
Hàn Quốc: 1,423,784
Nhật Bản: 763,325
Các sắc dân Á Châu khác: 2,192,151
Ấn Ðộ: 2,843,391
Philippines: 2,555,923
Việt Nam: 1,548,449
Hàn Quốc: 1,423,784
Nhật Bản: 763,325
Các sắc dân Á Châu khác: 2,192,151
Khoảng 3/4 người Mỹ gốc Việt tập trung ở 10 tiểu bang; với tiểu bang đông nhất là California. Ðứng thứ nhì là Texas, thứ ba là tiểu bang Washington.
Mười tiểu bang đông dân gốc Việt nhất bao gồm: California (581,000); Texas (210,000); Washington (67,000); Florida (58,000); Virginia (54,000); Georgia (45,000); Massachusetts (43,000); Pennsylvania (39,000); New York (29,000); và Louisiana (28,000).
Cộng Ðồng Gốc Việt, 2000-2010
Năm 2000: 1,122,528 người
Năm 2010: 1,548,449 người
Tăng: 425,921 người (37.9%)
Năm 2010: 1,548,449 người
Tăng: 425,921 người (37.9%)
Tính theo các khu vực đô thị (metropolitan area), vùng Los Angeles - Long Beach - Santa Ana đông dân Việt Nam nhất, với 271,000 người. Kế đến là vùng San Jose - Sunnyvale - Santa Clara với 126,000 người; vùng Houston - Sugar Land - Baytown với 104,000 người; Dallas - Fort Worth - Arlington với 72,000 người; và Washington DC - Arlington - Alexandria 59,000 người.
Xếp theo thành phố, và theo con số tuyệt đối, các thành phố đông dân gốc Việt nhất bao gồm: San Jose 59,000 người; Garden Grove 47,000 người; Westminster 36,000 người; Houston 35,000 người; và San Diego 33,000.
Tuy nhiên, xếp theo tỷ lệ gốc Việt so với cư dân toàn thành phố, “vương miện” được trao cho thị trấn Midway, California, với 41% cư dân gốc Việt (Tuy nhiên, thị trấn Midway không có quy chế thành phố, và vì thế không có cơ cấu chính quyền riêng).
10 Tiểu Bang Ðông Người Việt Nhất
California: 581,946 (tăng 30% trong 10 năm)
Texas: 210,913 (tăng 56% trong 10 năm)
Washington: 66,575 (tăng 44% trong 10 năm)
Florida: 58,470 (tăng 76% trong 10 năm)
Virginia: 53,529 (tăng 43% trong 10 năm)
Georgia: 45,263 (tăng 56% trong 10 năm)
Massachusetts: 42,915 (tăng 26% trong 10 năm)
Pennsylvania: 39,008 (tăng 30% trong 10 năm)
New York: 28,764 (tăng 21% trong 10 năm)
Louisiana: 28,352 (tăng 16% trong 10 năm)
Texas: 210,913 (tăng 56% trong 10 năm)
Washington: 66,575 (tăng 44% trong 10 năm)
Florida: 58,470 (tăng 76% trong 10 năm)
Virginia: 53,529 (tăng 43% trong 10 năm)
Georgia: 45,263 (tăng 56% trong 10 năm)
Massachusetts: 42,915 (tăng 26% trong 10 năm)
Pennsylvania: 39,008 (tăng 30% trong 10 năm)
New York: 28,764 (tăng 21% trong 10 năm)
Louisiana: 28,352 (tăng 16% trong 10 năm)
Ðứng sau thị trấn Midway là các thành phố khác, cũng thuộc California: Westminster (40%); Garden Grove (27.7%); Fountain Valley (21%).
Thành phố Morrow City, thuộc tiểu bang Georgia, có tỷ lệ gốc Việt khá cao: 20%.
Từ thập niên 1970s đến thập niên 1990s, dân số gốc Việt tại Hoa Kỳ tăng nhanh đáng kể, một phần do làn sóng di dân cao. Kể từ năm 2000, nhịp gia tăng dân số gốc Việt bắt đầu chậm lại, ở mức 38%.
Census 2010 trích dẫn thống kê của American Community Survey (ACS) phổ biến năm 2007, cho biết, so với các cộng đồng khác, di dân gốc Việt có tỷ lệ “sử dụng tiếng mẹ đẻ ở nhà” tăng mạnh nhất (511%), tính từ năm 1980 đến 2007.
Về tuổi tác, ACS cho biết tuổi trung vị của cộng đồng gốc Việt là 35.4, so với 35.7 của các sắc dân Á Châu, và 36.8 của toàn quốc Hoa Kỳ.
10 Thành Phố Ðông Người Việt Nhất
San Jose, California: 100,486
Garden Grove, California: 47,331
Westminster, California: 36,058
Houston, Texas: 34,838
San Diego, California: 33,149
Santa Ana, California: 23,167
Los Angeles, California: 19,969
Anaheim, California: 14,706
Philadelphia, Pennsylvania: 14,431
New York city, New York: 13,387
Westminster, California: 36,058
Houston, Texas: 34,838
San Diego, California: 33,149
Santa Ana, California: 23,167
Los Angeles, California: 19,969
Anaheim, California: 14,706
Philadelphia, Pennsylvania: 14,431
New York city, New York: 13,387
Trong tổng số gần 1.6 triệu người Việt hiện đang ở Mỹ, giới trẻ 17 tuổi trở xuống chiếm 26%, so với 44% của cộng đồng người Hmong, 28% của người Cam Bốt, và 27% của người Lào, và so với 20% của toàn quốc.
Người gốc Việt trên 65 tuổi tại Hoa Kỳ chiếm 8% so với cộng đồng già nhất là Nhật Bản (22%) và so với 13% trên toàn quốc.
Về gia cảnh, 57% người gốc Việt có gia đình, 31% chưa bao giờ lập gia đình, khoảng 7% ly dị, 1% ly thân, và 4% góa vợ (hoặc chồng).
Về mặt kinh tế, số gia đình gốc Việt sống dưới mức nghèo khó chiếm 12%, so với 25% của người Hmong (nghèo nhất), và 10% của toàn quốc. Mức nghèo khó năm 2011 do chính quyền liên bang ấn định cho một gia đình 4 người là lợi tức dưới $22,350 một năm.
Gia đình trung bình của người Việt có 4 người và lợi tức trung bình $59,000 một năm so với $47,000 của người Hmong (thấp nhất), $99,000 của người Ấn Ðộ (cao nhất), và $62,000 của toàn quốc.
Tỷ lệ người gốc Việt trên 16 tuổi có công ăn việc làm là 67%, đứng hàng thứ Tư trong cộng đồng di dân Á Châu, vào nhỉnh hơn tỷ lệ toàn quốc, 65%.
Khoảng 65% gia đình gốc Việt làm chủ căn nhà mình đang ở, (ngang với cộng đồng người Philippines) so với 48% của người Hmong và 66% của toàn quốc.
Census 2010 trích dẫn bản tường trình của Survey of Business Owners (SOB) công bố năm 2007 cho biết số cơ sở thương mại do người Việt làm chủ tăng 56% từ năm 2002 đến nay so với 40% của các sắc dân Á Châu khác.
Cũng theo bản tường trình năm 2007 của SOB, số cơ sở thương mại của người gốc Việt lên tới 229,000, tương đương 15% của toàn bộ di dân gốc Á, với doanh thu $28.8 tỷ một năm.
Gần 30,000 trong số những cơ sở thương mại này là các công ty tạo ra công ăn việc làm, mướn tổng cộng 166 ngàn nhân viên, với doanh thu $21 tỷ trong năm 2007, tăng 82% so với năm 2002.
Gần 67% cơ sở thương mại của người gốc Việt thuộc ngành bảo trì, sửa chữa, dịch vụ cá nhân, giặt giũ và bán lẻ, chiếm con số cao nhất trong nhóm di dân Á Châu.
Về việc thực thi quyền công dân, nhìn chung người Mỹ gốc Á ghi danh đi bầu và thực sự đi bầu ít hơn người dân bản xứ.
Census 2010 trích thống kê của Current Population Survey (CPS) công bố năm 2008 cho thấy tỷ lệ di dân gốc Á ở tuổi đi bầu khá thấp, ở mức 55% so với 71% của toàn quốc.
Ðã thế, chỉ có 48% người ở tuổi này ghi danh đi bầu, so với 64% của toàn quốc.
Cũng theo tài liệu của CPS, người nhập tịch Hoa Kỳ gốc Á ghi danh đi bầu đông hơn những người gốc Á sinh ra ở Mỹ.
Còn theo dữ liệu của ACS cho thời gian từ 2007 đến 2009, khoảng 68% di dân gốc Việt được sinh ra ở ngoài đất nước Hoa Kỳ, trong đó 73% đã có quốc tịch Mỹ.
Nhìn một cách tổng quát, cộng đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ tương đối trẻ, xét về tuổi (35.4), tỷ lệ giới trẻ từ 17 tuổi trở xuống (26%), và tỷ lệ người 65 tuổi trở lên (8%), so với các con số tương ứng 36.8, 20% và 13% cho toàn quốc.
Với khuynh hướng gia đình, người gốc Việt có tỷ lệ ly dị 6%, thấp hơn tỷ lệ chung toàn quốc (11%), và đơn vị gia đình (3.9 người/gia đình) cũng đông hơn tỷ số trung bình toàn quốc, 3.1.
Về đời sống kinh tế, cộng đồng gốc Việt có mức lợi tức trung bình hàng năm hơi thấp ($59,000) so với $62,000 toàn quốc. Tuy nhiên, tỷ lệ người gốc Việt làm chủ căn nhà mình đang ở là 65% so với 66% của toàn quốc cho thấy tính cần kiệm và quan điểm “an cư lạc nghiệp” của cộng đồng chúng ta.
Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011
HỆ THỐNG ĐƯỜNG CAO TỐC XUYÊN BANG HOA KỲ "INTERSTATE 10" NGANG QUA HOUSTON - TEXAS
Đường đến Downtown Houston (Trung Tâm Houston)
Con đường cao tốc xuyên bang nầy khởi đầu từ bờ biển phía Đông Hoa-Kỳ (Atlantic Ocean), chạy xuyên suốt qua nhiều Tiểu-bang, để chấm dứt tại bờ biển phía Tây Hoa-Kỳ (Pacific Ocean). Chạy xe trên hai đoạn cao tốc có ảnh đính kèm thật là mệt, mệt lắm, mệt bá thở đó.
P. Mai Anh Nở, Houston, Texas, USA
Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011
"GIỮ ĐẠO HAY SỐNG ĐẠO?" : TÂM THƯ THỨ 2 CỦA LM CHÂN TÍN GỬI CÁC BẠN TRẺ.
20.07.2011 luongtamconggiao
Linh mục Chân Tín, CSsR
Bạn trẻ thân mến,
Tuần trước, tôi đã tâm sự với các bạn về hai chân lý căn bản của Kitô giáo: Thiên Chúa tạo thành vũ trụ và Chúa Giêsu là Thiên Chúa. Xác tín về hai chân lý đó, các bạn sẽ bảo vệ đức tin của mình, khi các bạn ở trường trung học và đại học, các bạn bị các thầy cô giáo tuân lệnh đảng CSVN nhồi sọ về chủ nghĩa vô thần duy vật và phủ nhận niềm tin về Chúa Giêsu là Thiên Chúa.
Lần này, tôi lại muốn tâm sự với các bạn về vấn đề giữ đạo và sống đạo, vì đây là vấn đề quan trọng. Người Công Giáo hay quan tâm đến vấn đề giữ đạo hơn sống đạo. Giữ đạo là lo “giữ lề luật và lễ bái”, tức là giữ lề luật một cách máy móc, mà không sống đạo, tức là không mến Chúa yêu người.
Ta hãy nhìn vào cách xử trí của Chúa Giêsu đối với việc giữ đạo kỹ càng của những người Pharisêu.
Chúa Giêsu đã đề cập đến thái độ tự hào về sự giữ đạo của những người Pharisêu, trong câu chuyện người Pharisêu lên đền thờ cầu nguyện, tự hào cho mình là người công chính mà khinh chê người khác: “Người Pharisêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng: Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa vì con không như bao người khác trộm cắp, bất chính, ngoại tình hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con”. Và Chúa Giêsu kết luận: người pharisêu này trở về nhà không được công chính hóa, tức là không được Chúa chúc lành (Luca 18,9-14). Không ai giữ đạo kỹ hơn mấy người pharisêu. Thế nhưng Chúa Giêsu nghiêm khắc và gay gắt với họ: “Khốn cho các ngươi, kinh sư và pharisêu giả hình, các người giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các người cũng vậy, bên ngoài các người có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác” (Mt 23,27-28).
Vì sao Chúa Giêsu đụng độ với những người kinh sư và Pharisêu? Vì họ biến đạo thành một mớ lề luật đạo.
Những người kinh sư và Pharisêu chỉ thấy luật lệ, ngoài ra không thấy gì cả. Họ không thấy có con người, con người trong những thực tế thương tâm của con người. Do đó, họ chống đối Chúa Giêsu, khi Chúa chữa bệnh trong ngày hưu lễ tức là ngày người Do thái, theo luật đạo, không được làm việc. Chúa Giêsu chữa bệnh trong ngày hưu lễ, tức là phạm luật. Và do đó, họ tìm cách giết Người.
Thánh Máccô kể: “Đức Giêsu vào hội đường. Ở đó có một người bị bại tay. Họ rình xem Đức Giêsu có chữa người ấy ngày sabat không, để tố cáo Người. Đức Giêsu bảo người bại tay: “Anh chỗi dậy, ra giữa đây”. Rồi Ngài nói với họ: “Ngày sabat, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết đi?” Nhưng họ làm thinh. Đức Giêsu giận dữ rảo mắt nhìn họ, buồn khổ, vì lòng họ chai đá. Người bảo anh bại tay: “Anh hãy giơ tay ra”. Người ấy giơ ra và tay trở lại bình thường. Ra khỏi đó, nhóm Pharisêu lập tức bàn tính với phe Hêrôđê, để tìm cách giết Chúa Giêsu” (Mc 3,1-6).
Những người kinh sư và Pharisêu mù quáng vì óc vụ luật. Họ không biết chia vui sẻ buồn với con người. Họ thần tượng lề luật, đến mức muốn giết con người, giết Chúa Giêsu, để giữ lề luật. Họ có cái ảo tưởng giữ lề luật với bất cứ giá nào, để bảo vệ trật tự. Thiên Chúa ban lề luật để xây dựng cho con người. Lề luật chỉ là những bảng chỉ đường cho con người biết mến Chúa yêu người, chứ không phải là những khối nặng để đè nát những vui, những buồn, những lo âu, những bệnh tật, khổ đau của con người. Những người kinh sư và Pharisêu tôn trọng lề luật hơn con người. Họ bảo vệ một thứ trật tự giết chết con người. Trật tự đó là một bạo động phi nhân.
Tương quan giữa con người và Thiên Chúa là tương quan tình nghĩa. Những người kinh sư và Pharisêu không biết yêu là gì. Họ thờ Thiên Chúa như một người nô lệ, một người tôi tớ làm công, để được thưởng công. Họ không biết yêu, vì họ không biết Thiên Chúa là Tình yêu. Giới luật Chúa nặng về tình thương đối với con người. Phải có tinh thần lề luật từ bên trong. Chúa Giêsu trọng tình thương đối với con người hơn là lễ bái. Chúa Giêsu cho ta thấy tinh thần sống đạo, tức là sống tình thương, hơn là giữ đạo, hơn cả lễ bái: “Khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh thì hãy để của lễ đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5,23-24). Chúa không đề cập đến lề luật nào cả, vì tình thương con người thể hiện sự hoàn tất Lề luật.
Trong ngày phán xét chung cuộc của nhân loại, Chúa Giêsu không đề cập đến lề luật lễ bái nào để thưởng phạt, nhưng Ngài nói đến tình thương của con người đối với con người:
“Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên Ngai vinh hiển của Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập họp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái. Bấy giờ đức vua sẽ phán cùng những người bên phải rằng: “Nào những người Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc, Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han. Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù mà đến hỏi han đâu? Đức Vua sẽ đáp lại rằng: “Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”. Rồi Người phán cùng những người ở bên trái: “Quân bị nguồn rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho ác quỉ và các sứ thần của nó, vì xưa Ta đói các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống. Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã không thăm viếng”. Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ đã thấy Chúa đói khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù mà không phục vụ Chúa đâu? Bấy giờ, Người sẽ đáp lại họ rằng: “Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy. Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi, để hưởng sự sống muôn đời” (Mt 25.31-46).
Các bạn trẻ thân mến,
Với những hàng trên đây, tôi mong rằng các bạn sẽ sống đạo, sống tình thương Chúa và con người hơn là giữ đạo một cách máy móc như người Pharisêu. Và như thế, các bạn sẽ được Chúa Giêsu chúc lành.
Lm. Chân Tín
Nguồn: VRNs
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)