|
- Đừng khóc
với những gì đã qua, hãy mỉm cười vì nó đã xảy ra. - Dr. Seuss
- Hãy đếm số tuổi của bạn bằng bạn bè, không phải bằng năm. Hãy đếm cuộc sống của bạn bằng nụ cười, không phải bằng nước mắt. - John Lennon - Hạnh phúc có được phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta. - Aristotle - Hạnh phúc là ý nghĩa, là mục đích của cuộc sống, là sự cố gắng và kết thúc của một đời người. - Aristotle - Hạnh phúc của cuộc đời phụ thuộc vào những suy nghĩ tích cực của chúng ta. - Marcus Aurelius - Bất cứ ai hạnh phúc sẽ làm người khác hạnh phúc. - Anne Frank - Hạnh phúc không phải từ những điều mà ta nhận được, mà từ những điều mà ta cho đi. - Ben Carson - Một phút bạn tức giận - sáu mươi giây bạn mất đi hạnh phúc. - Ralph Waldo Emerson - Hạnh phúc không phải là ở việc sở hữu một số lượng lớn tiền bạc, mà là ở trong niềm vui về thành công, trong sự hồi hộp của nỗ lực sáng tạo! - Franklin D. Roosevelt - Hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời là có thể tin chắc rằng chúng ta được yêu thương - yêu vì chính bản thân ta, hay đúng hơn, đó là yêu bất kể bản thân ta. - Victor Hugo - Hãy hạnh phúc với chính bản thân bạn, với những việc bạn làm và những việc bạn muốn làm! - Steve Maraboli - Quy luật của hạnh phúc: một việc nào đó để làm, một người nào đó để yêu và một điều nào đó để hy vọng. - Immanuel Kant - Khi bạn nuôi dưỡng cay đắng, hạnh phúc sẽ cập bến ở một nơi khác. - Andy Rooney - Hạnh phúc chỉ tồn tại khi chúng ta biết cách chia sẻ nó. - Christopher McCandless - Hạnh phúc mà bạn nhận được tỷ lệ thuận với yêu thương bạn cho đi. - Oprah Winfrey - Hiểu hơn về giá trị bản thân, có nghĩa là: chiến đấu để có được hạnh phúc. - Ayn Rand - Hạnh phúc không phải là một mục tiêu.... Đó là sản phẩm của một cuộc sống tươi đẹp. - Eleanor Roosevelt - Với tất cả những sự giả dối, đau khổ và cả những giấc mơ tan vỡ, thì thế giới này vẫn luôn tươi đẹp. Hãy vui lên. Hãy đấu tranh để giành lấy hạnh phúc. - Max Ehrmann - Ngày hôm qua đã tàn, ngày mai vẫn chưa tới. Nhưng tôi vẫn có một ngày hôm nay... Ngày mà tôi sẽ hạnh phúc! - Groucho Marx
Haley (Dịch
từ Goodreader)
|
Hướng về tình yêu quê hương đất nước Việt Nam, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, cổ vũ tinh thần dân tộc, chống giặc ngoại xâm dưới mọi hình thức.
NHẠC
Tìm kiếm Blog này
Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013
18 câu nói đáng suy ngẫm về hạnh phúc
Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013
Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013
Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013
Hãy chăm sóc chiên của Thầy.- CN III PS/C 14-04-2013
Chúa Nhật 3 Mùa Phục Sinh Năm C
Chúa Ðó
X Lời Chúa: (Ga 21,1-19)
1 Khi ấy, Ðức Giêsu lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển
Hồ Tibêria. Người tỏ mình ra như thế này. 2 Ông Simon
Phêrô, ông Tôma gọi là Ðiđymô, ông Nathanaen người Cana miền Galilê, các người
con ông Dêbêđê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. 3 Ông
Simon nói với các ông: "Tôi đi đánh cá đây". Các ông đáp: "Chúng
tôi cùng đi với anh". Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy họ
không bắt được gì cả.
4 Khi trời đã sáng, Ðức Giêsu đứng trên bãi biển, nhưng
các môn đệ không nhận ra đó chính là Ðức Giêsu. 5 Người
nói với các ông: "Này các chú, không có gì ăn ư?" Các ông trả lời:
"Thưa không". 6 Người bảo các ông: "Cứ thả
lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, anh em sẽ bắt được cá". Các ông thả
lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá. 7 Người
môn đệ được Ðức Giêsu thương mến nói với Phêrô: "Chúa đó!"
Vừa nghe
nói "Chúa đó!", ông Simon Phêrô vội khoác áo vào vì đang ở trần, rồi
nhảy xuống biển. 8 Các môn đệ khác chèo thuyền vào bờ kéo
theo lưới đầy cá, vì các ông không xa bờ lắm, chỉ cách vào khoảng gần một trăm
thước. 9 Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng
với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa. 10 Ðức Giêsu bảo các
ông: "Ðem ít cá mới bắt được tới đây!" 11 Ông
Simon Phêrô lên thuyền, rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những cá lớn, đếm được
một trăm năm mươi ba con. Cá nhiều như vậy mà lưới không bị rách. 12 Ðức
Giêsu nói: "Anh em đến mà ăn!" Không ai trong các môn đệ dám hỏi
"ông là ai?", vì các ông biết rằng đó là Chúa. 13 Ðức
Giêsu đến, cầm lấy bánh trao cho các ông; rồi cá, Người cũng làm như vậy. 14 Ðó
là lần thứ ba Ðức Giêsu tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi chỗi dậy từ cõi
chết.
15 Khi các môn đệ ăn xong, Ðức Giêsu hỏi ông Simon Phêrô:
"Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này
không?" Ông đáp: "Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Ðức
Giêsu nói với ông: "Hãy chăm sóc chiên con của Thầy". 16 Người
lại hỏi: "Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?" Ông
đáp: "Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Người nói: "Hãy
chăn dắt chiên của Thầy". 17 Người hỏi lần thứ ba:
"Này anh Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?" Ông Phêrô
buồn vì Người hỏi tới ba lần: "Anh có yêu mến Thầy không?" Ông đáp:
"Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy". Ðức
Giêsu bảo: "Hãy chăm sóc chiên của Thầy. 18 Thật,
Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu
tùy ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải giang tay ra cho người khác thắt lưng và
dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn". 19 Người nói vậy, có
ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo
ông: "Hãy theo Thầy".
X Suy Niệm
Bảy môn đệ trở về
với nghề xưa,
trở về Biển Hồ quen thuộc đầy ắp kỷ niệm thầy trò.
Dù đã chối Chúa, Phêrô vẫn được coi là thủ lĩnh.
Ông không ra lệnh, nhưng đưa ra lời mời kín đáo:
"Tôi đi đánh cá đây."
Các bạn khác hiểu ngay và mau mắn đáp lại:
"Chúng tôi cùng đi với anh."
Có một bầu khí dễ chịu, đầm ấm trong nhóm.
Ðây quả thực là một nhóm bạn lý tưởng.
Họ ở với nhau, làm việc với nhau cả đêm,
và lặng lẽ cùng nhau chia sẻ một thất bại.
Tuy nhiên, họ cũng là những người có tính tình khác nhau.
Người môn đệ được Ðức Giêsu thương mến
thì nhạy cảm hơn, nhận ra Chúa Phục Sinh đứng trên bờ.
Nhưng sau đó, ông cứ điềm nhiên ngồi lại trong thuyền.
Còn Phêrô thì nồng nhiệt hơn, vội vã mặc áo,
nhảy tùm xuống nước bơi vào, vì nóng lòng muốn gặp Chúa.
Hai phản ứng khác nhau nhưng cùng diễn tả một tình yêu.
Có thể coi nhóm môn đệ trên là hình ảnh của Hội Thánh.
Hội Thánh hiệp nhất ngay giữa những khác biệt.
Sự hiệp nhất lại làm nổi bật bản sắc mỗi người.
trở về Biển Hồ quen thuộc đầy ắp kỷ niệm thầy trò.
Dù đã chối Chúa, Phêrô vẫn được coi là thủ lĩnh.
Ông không ra lệnh, nhưng đưa ra lời mời kín đáo:
"Tôi đi đánh cá đây."
Các bạn khác hiểu ngay và mau mắn đáp lại:
"Chúng tôi cùng đi với anh."
Có một bầu khí dễ chịu, đầm ấm trong nhóm.
Ðây quả thực là một nhóm bạn lý tưởng.
Họ ở với nhau, làm việc với nhau cả đêm,
và lặng lẽ cùng nhau chia sẻ một thất bại.
Tuy nhiên, họ cũng là những người có tính tình khác nhau.
Người môn đệ được Ðức Giêsu thương mến
thì nhạy cảm hơn, nhận ra Chúa Phục Sinh đứng trên bờ.
Nhưng sau đó, ông cứ điềm nhiên ngồi lại trong thuyền.
Còn Phêrô thì nồng nhiệt hơn, vội vã mặc áo,
nhảy tùm xuống nước bơi vào, vì nóng lòng muốn gặp Chúa.
Hai phản ứng khác nhau nhưng cùng diễn tả một tình yêu.
Có thể coi nhóm môn đệ trên là hình ảnh của Hội Thánh.
Hội Thánh hiệp nhất ngay giữa những khác biệt.
Sự hiệp nhất lại làm nổi bật bản sắc mỗi người.
Ðây không phải là
một nhóm bạn khép kín,
nhưng là nhóm bạn được Chúa Phục Sinh sai ra khơi.
Chính sự hiện diện và lệnh truyền của Ngài
là bảo đảm cho thành công của những lần buông lưới.
Hội Thánh là một nhóm nhỏ được sai vào thế giới.
"Không có Thầy anh em chẳng làm gì được" (Ga 15,5).
Nhưng có Thầy, anh em sẽ được những mẻ cá lớn.
nhưng là nhóm bạn được Chúa Phục Sinh sai ra khơi.
Chính sự hiện diện và lệnh truyền của Ngài
là bảo đảm cho thành công của những lần buông lưới.
Hội Thánh là một nhóm nhỏ được sai vào thế giới.
"Không có Thầy anh em chẳng làm gì được" (Ga 15,5).
Nhưng có Thầy, anh em sẽ được những mẻ cá lớn.
Nhóm bạn được sai
đi cũng là nhóm bạn được quy tụ,
được sai đi bởi Chúa và được quy tụ bên Chúa.
Chúa Phục Sinh trở thành người dọn bữa ăn sáng.
Ngài cầm lấy bánh trao cho các ông.
Cử chỉ này gợi cho ta về những thánh lễ.
Chúng ta thường quên thánh lễ là một bữa ăn.
qua đó Chúa Phục Sinh nuôi ta bằng con người Ngài.
Chúng ta được mời dùng bữa trong niềm hân hoan vui sướng.
Hội Thánh truyền giáo phải được nuôi bằng Thánh Thể.
Hội Thánh vừa lan rộng khắp nơi, vừa tập trung nơi thánh lễ.
Ðó là nhịp thở đều đặn và cần thiết cho Hội Thánh.
được sai đi bởi Chúa và được quy tụ bên Chúa.
Chúa Phục Sinh trở thành người dọn bữa ăn sáng.
Ngài cầm lấy bánh trao cho các ông.
Cử chỉ này gợi cho ta về những thánh lễ.
Chúng ta thường quên thánh lễ là một bữa ăn.
qua đó Chúa Phục Sinh nuôi ta bằng con người Ngài.
Chúng ta được mời dùng bữa trong niềm hân hoan vui sướng.
Hội Thánh truyền giáo phải được nuôi bằng Thánh Thể.
Hội Thánh vừa lan rộng khắp nơi, vừa tập trung nơi thánh lễ.
Ðó là nhịp thở đều đặn và cần thiết cho Hội Thánh.
Hội Thánh cũng là
Hội Thánh được lãnh đạo bởi Simon Phêrô.
Phêrô tưởng tự mình có thể theo Thầy và chết vì Thầy,
nhưng ông đã chối Thầy như lời Thầy tiên báo.
Ba lần chối được hàn gắn bởi ba lần tuyên xưng tình yêu:
"Thầy biết rõ mọi sự. Thầy biết con yêu mến Thầy"
Ba lần tuyên xưng tình yêu đi với ba lần giao sứ mạng:
"Hãy chăn dắt chiên của Thầy."
Phêrô được chia sẻ sứ vụ mục tử của Thầy chí thánh,
cũng là chia sẻ thập giá của người hiến mạng vì đoàn chiên.
Hãy theo Thầy để đến nơi anh không muốn đến.
Có lẽ bây giờ Phêrô mới thật sự bước theo Thầy.
Phêrô tưởng tự mình có thể theo Thầy và chết vì Thầy,
nhưng ông đã chối Thầy như lời Thầy tiên báo.
Ba lần chối được hàn gắn bởi ba lần tuyên xưng tình yêu:
"Thầy biết rõ mọi sự. Thầy biết con yêu mến Thầy"
Ba lần tuyên xưng tình yêu đi với ba lần giao sứ mạng:
"Hãy chăn dắt chiên của Thầy."
Phêrô được chia sẻ sứ vụ mục tử của Thầy chí thánh,
cũng là chia sẻ thập giá của người hiến mạng vì đoàn chiên.
Hãy theo Thầy để đến nơi anh không muốn đến.
Có lẽ bây giờ Phêrô mới thật sự bước theo Thầy.
X Gợi Ý Chia Sẻ
Chúa Phục Sinh vẫn
đến với chúng ta trong đời thường, giữa lúc ta nhọc nhằn và tay trắng. Có khi
nào bạn thấy Chúa đến với bạn và cho bạn một "mẻ cá lớn" không?
Bạn nghĩ gì về Hội
Thánh Việt Nam ?
Ðó có phải là một Hội Thánh đầy tình huynh đệ, được sai đi, được nuôi dưỡng
bằng các bí tích và đươc lãnh đạo bằng tình yêu không?
X Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu
phục sinh
lúc chúng con tìm kiếm Ngài trong nước mắt,
xin hãy gọi tên chúng con
như Chúa đã gọi tên chị Maria đứng khóc lóc bên mộ.
lúc chúng con tìm kiếm Ngài trong nước mắt,
xin hãy gọi tên chúng con
như Chúa đã gọi tên chị Maria đứng khóc lóc bên mộ.
Lúc chúng con chán
nản và bỏ cuộc,
xin hãy đi với chúng con trên dặm đường dài
như Chúa đã đi với hai môn đệ Emmau.
xin hãy đi với chúng con trên dặm đường dài
như Chúa đã đi với hai môn đệ Emmau.
Lúc chúng con đóng
cửa vì sợ hãi,
xin hãy đến và đứng giữa chúng con
như Chúa đã đến đem bình an cho các môn đệ.
xin hãy đến và đứng giữa chúng con
như Chúa đã đến đem bình an cho các môn đệ.
Lúc chúng con cố
chấp và xa cách anh em,
xin hãy kiên nhẫn và khoan dung với chúng con
như Chúa đã không bỏ rơi ông Tôma cứng cỏi.
xin hãy kiên nhẫn và khoan dung với chúng con
như Chúa đã không bỏ rơi ông Tôma cứng cỏi.
Lúc chúng con vất
vả suốt đêm mà không được gì,
xin hãy dọn bữa sáng cho chúng con ăn,
như Chúa đã nướng bánh và cá cho bảy môn đệ.
xin hãy dọn bữa sáng cho chúng con ăn,
như Chúa đã nướng bánh và cá cho bảy môn đệ.
Lạy Chúa Giêsu
Phục Sinh,
xin tỏ mình ra
cho chúng con thấy Ngài mỗi ngày,
để chúng con tin là Ngài đang sống, đang đến,
và đang ở thật gần bên chúng con. Amen.
xin tỏ mình ra
cho chúng con thấy Ngài mỗi ngày,
để chúng con tin là Ngài đang sống, đang đến,
và đang ở thật gần bên chúng con. Amen.
Nguồn: Tập Manna C của Lm. An Tôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013
Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013
Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013
Thức ăn Của Tế Bào Ung Thư
Một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới đã thay đổi quan điểm của mình về bệnh ung thư
- Xuân Phong dịch từ bản tiếng Pháp - Tài liệu thảo luận của CFQ (Cercle Francophone à Quinhon) ngày 21/3/2013 - Tài liệu này có giá trị nên đọc đi đọc lại. Một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới thay đổi quan điểm của mình về bệnh ung thư. Bệnh viện Johns Hopkins là một bệnh viện trường đại học nằm ở Baltimore, Maryland ở Hoa Kỳ. Được thành lập nhờ tài trợ từ John Hopkins, ngày hôm nay nó là một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới và năm thứ 17 liên tiếp được phân loại ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng của các bệnh viện tốt nhất tại Hoa Kỳ. Sau nhiều năm nói với mọi người hóa trị liệu là cách duy nhất để điều trị và loại bỏ ung thư, Bệnh viện Johns Hopkins đã bắt đầu nói với mọi người rằng có những lựa chọn thay thế khác với hóa trị liệu: một cách hiệu quả để chống lại ung thư là không nuôi các tế bào ung thư với các chất dinh dưỡng cần thiết cho nó để nó không phát triển được.
Tế bào ung thư
THỨC ĂN CỦA TẾ BÀO UNG THƯ a. ĐƯỜNG là một loại thực phẩm của bệnh ung thư. Không tiêu thụ đường là cắt bỏ một trong những nguồn quan trọng nhất của các tế bào ung thư. Có sản phẩm thay thế đường như saccharin, nhưng chúng được làm từ Aspartame và rất có hại. Tốt hơn nên thay thế đường bằng mật ong Manuka hay mật đường nhưng với số lượng nhỏ. Muối có chứa một hóa chất phụ gia để xuất hiện màu trắng. Một lựa chọn tốt hơn cho muối trắng là muối biển hoặc các loại muối thực vật. b. SỮA làm cho cơ thể sản xuất chất nhầy, đặc biệt là trong đường ruột. Tế bào ung thư ăn chất nhầy. Loại bỏ sữa và thay thế bằng sữa đậu nành, các tế bào ung thư không có gì để ăn, vì vậy nó sẽ chết. c. Các tế bào ung thư trưởng thành trong môi trường axit. Một chế độ ăn uống là THịT Đỏ có tính axit, tốt nhất là ăn cá, và một chút thịt gà thay vì thịt bò hay thịt heo. Hơn nữa, thịt chứa kháng sinh, hormon và ký sinh trùng, rất có hại, đặc biệt đối với những người mắc bệnh ung thư. Protein thịt khó tiêu hóa và đòi hỏi nhiều enzym. Thịt không tiêu hóa ở lại và hư hỏng trong cơ thể dẫn tới tạo ra các độc tố nhiều hơn. GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ a) Một chế độ ăn uống gồm 80% rau quả tươi và nước ép, ngũ cốc, hạt, các loại hạt quả, quả hạnh nhân và một ít loại trái cây đặt cơ thể trong môi trường kiềm. Chúng ta chỉ nên tiêu thụ 20% thực phẩm nấu chín, bao gồm cả đậu. Nước ép rau tươi cung cấp cho cơ thể co-enzyme có thể dễ dàng hấp thu và ngấm vào các tế bào 15 phút sau khi được tiêu thụ để nuôi dưỡng và giúp định hình các tế bào khỏe mạnh. Để có được các enzyme sống, giúp xây dựng các tế bào khỏe mạnh, chúng ta phải cố gắng uống nước ép rau (tất cả, bao gồm cỏ linh thảo) và ăn nhiều rau quả tươi 2 hoặc 3 lần mỗi ngày. b) Không nên dùng CÀ PHÊ, TRÀ và SÔ CÔ LA có chứa nhiều caffeine. TRÀ XANH là một lựa chọn tốt hơn vì có chất chống ung thư. Tốt nhất là uống nước tinh khiết hoặc nước lọc để tránh các chất độc và kim loại nặng trong nước thường. Không uống nước cất vì nước này có chứa axit. c) Các thành các tế bào ung thư được bao phủ bởi một loại protein rất cứng. Khi không ăn thịt, những thành tế bào phóng thích nhiều enzim hơn, tấn công các pro tê in của các tế bào ung thư và cho phép hệ thống miễn dịch tiêu diệt các tế bào ung thư. d) Một số chất bổ sung giúp xây dựng lại hệ thống miễn dịch: Floressence, Essiac, chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, EPA, dầu cá … giúp các tế bào để chiến đấu và tiêu diệt các tế bào ung thư. Các chất bổ sung khác như vitamin E được biết đến bởi vì nó gây ra apoptose, cách bình thường của cơ thể để loại bỏ các tế bào vô dụng hoặc bị lỗi. e) Ung thư là một căn bệnh của cơ thể, tâm trí và tinh thần. Một thái độ hoạt động và tích cực hơn sẽ giúp các bệnh nhân ung thư chiến đấu và sống còn. "Giận dữ và không hiểu biết, không tha thứ sẽ đặt cơ thể vào tình trạng căng thẳng và một môi trường axit". Học để có tâm hồn khả ái và yêu thường với một thái độ sống tích cực là rất có lợi cho sức khỏe. Học thư giãn và tận hưởng cuộc sống. f) Các tế bào ung thư không thể sống trong một môi trường dưỡng khí (oxygénée). Luyện tập thể dục hàng ngày, hít thở sâu giúp lấy thêm nhiều oxy vào các tế bào. Liệu pháp oxy là một yếu tố giúp tiêu diệt các tế bào ung thư. 1. Không để hộp nhựa trong lò vi sóng. 2. Không để chai nước trong tủ lạnh. 3. Không để tấm nhựa trong lò vi sóng. g) Các hoá chất như dioxin gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Dioxin rất có hại, đặc biệt là đối với các tế bào cơ thể. Đừng để trong tủ lạnh chai nước nhựa bởi vì nhựa sẽ "đổ mồ hôi" dioxin và làm nhiễm độc nước uống. Gần đây, Tiến sĩ Edward Fujimoto, Giám đốc chương trình Wellness ở bệnh viện Castle, xuất hiện trong một chương trình truyền hình giải thích sự nguy hiểm của dioxin. Ông nói rằng chúng ta không nên đặt hộp nhựa trong lò vi sóng, đặc biệt là các loại thực phẩm có chứa chất béo. Ông nói rằng do sự kết hợp của chất béo và nhiệt lượng cao, nhựa sẽ truyền dioxin vào thực phẩm và do đó vào cơ thể chúng ta. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng thủy tinh như Pyrex hoặc gốm sứ để đun nấu. "Hãy vui lòng chia sẻ bài viết này với tất cả bạn bè của bạn." |
|
Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013
Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013
Hãy Nhìn Xem - CN II PS C 07/04/2013
X Lời Chúa: (Ga 20,19-31)
19 Chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các
cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Dothái. Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông
và nói: "Chúc anh em được bình an!" 20 Nói xong,
Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa.
21 Người lại nói với các ông: "Bình an cho anh em!
như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em". 22 Nói
xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. 23 Anh
em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị
cầm giữ".
24 Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi
là Ðiđymô, không ở với các ông khi Ðức Giêsu đến. 25 các
môn đệ khác nói với ông: "Chúng tôi đã được thấy Chúa!" Ông Tôma đáp:
"Nêu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ
đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin".
26 Tám ngày sau, các môn đệ Ðức Giêsu lại có mặt trong
nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Ðức Giêsu đến, đứng
giữa các ông và nói: "Chúc anh em được bình an" 27 Rồi
Người bảo Tôma: "Ðặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Ðưa tay
ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Ðừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin". 28 Ông
Tôma thưa Người: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!" 29 Ðức
Giêsu bảo: "Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy
mà tin!"
30 Ðức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các
môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. 31 Còn
những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Ðức Giêsu là Ðấng Kitô, Con
Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người.
X Suy Niệm
Thân xác chúng ta
thường mang những vết sẹo,
hậu quả của những lần bị trầy trụa, té ngã.
Có những vết sẹo gợi lại cả một vùng kỷ niệm.
Dù vui hay buồn thì cũng là chuyện đã qua.
Vết sẹo làm ta kém đẹp, nhưng không làm đau như xưa.
Khi Ðức Giêsu phục sinh hiện ra thăm các môn đệ,
Ngài giúp họ nhận ra Ngài nhờ những vết sẹo.
Ngài cho họ xem những vết sẹo ở tay và cạnh sườn.
Những vết sẹo nói lên một điều quan trọng:
Thầy chính là Ðấng đã bị đóng đinh và đâm thâu;
Thầy đã chết nhưng Thầy đã thắng được cái chết.
hậu quả của những lần bị trầy trụa, té ngã.
Có những vết sẹo gợi lại cả một vùng kỷ niệm.
Dù vui hay buồn thì cũng là chuyện đã qua.
Vết sẹo làm ta kém đẹp, nhưng không làm đau như xưa.
Khi Ðức Giêsu phục sinh hiện ra thăm các môn đệ,
Ngài giúp họ nhận ra Ngài nhờ những vết sẹo.
Ngài cho họ xem những vết sẹo ở tay và cạnh sườn.
Những vết sẹo nói lên một điều quan trọng:
Thầy chính là Ðấng đã bị đóng đinh và đâm thâu;
Thầy đã chết nhưng Thầy đã thắng được cái chết.
Chúng ta ngỡ ngàng
khi thấy Chúa phục sinh có sẹo,
dù điều đó chẳng đẹp gì.
Ngài không ngượng mà cho các môn đệ xem.
Những cái sẹo sẽ ở mãi với Ngài trên thiên quốc.
Chúng gợi lên những kỷ niệm buồn phiền, thất bại, đớn đau.
Nhưng nếu không có chúng thì cũng chẳng có phục sinh.
Chẳng cần phải xóa đi khỏi ký ức
cuộc khổ nạn kinh hoàng và cái chết nhục nhã.
Chúng ta cũng lên thiên đàng với các vết sẹo của mình.
Sống ở đời sao tránh khỏi những dập gẫy, thương tích.
Nếu chúng ta đón nhận mọi sự với tình yêu
thì mọi sự sẽ trở nên nhịp cầu cứu độ.
Tin Mừng phục sinh là Tin Mừng về các vết thương đã lành.
Có những vết thương tưởng chẳng thể nào thành sẹo.
Chúng ta có dám cho người khác thấy sẹo của mình không?
dù điều đó chẳng đẹp gì.
Ngài không ngượng mà cho các môn đệ xem.
Những cái sẹo sẽ ở mãi với Ngài trên thiên quốc.
Chúng gợi lên những kỷ niệm buồn phiền, thất bại, đớn đau.
Nhưng nếu không có chúng thì cũng chẳng có phục sinh.
Chẳng cần phải xóa đi khỏi ký ức
cuộc khổ nạn kinh hoàng và cái chết nhục nhã.
Chúng ta cũng lên thiên đàng với các vết sẹo của mình.
Sống ở đời sao tránh khỏi những dập gẫy, thương tích.
Nếu chúng ta đón nhận mọi sự với tình yêu
thì mọi sự sẽ trở nên nhịp cầu cứu độ.
Tin Mừng phục sinh là Tin Mừng về các vết thương đã lành.
Có những vết thương tưởng chẳng thể nào thành sẹo.
Chúng ta có dám cho người khác thấy sẹo của mình không?
Cuộc khổ nạn của
Thầy đã làm các môn đệ bị thương.
Các vết sẹo của Thầy sẽ chữa lành những vết thương đó.
Hẳn Tôma đã nhìn thật lâu những dấu đinh.
Chính lúc đó ông khám phá thật sâu một Tình Yêu.
Tình yêu hy sinh mạng sống và đủ mạnh để lấy lại.
Tình yêu khiêm hạ cúi xuống để chinh phục ông.
Ông đâu dám mong Thầy sẽ đích thân hiện đến
để thỏa mãn những đòi hỏi quá quắt của mình.
Lòng ông tràn ngập niềm cảm mến tri ân.
Ông ra khỏi được sự cứng cỏi, khép kín, tự cô lập,
để bước vào thế giới của lòng tin.
Tôma đã tin vượt quá điều ông thấy.
Ông chỉ thấy và chạm đến các vết sẹo của Thầy,
nhưng ông tin Thầy là Chúa, là Thiên Chúa của ông.
Các vết sẹo của Thầy sẽ chữa lành những vết thương đó.
Hẳn Tôma đã nhìn thật lâu những dấu đinh.
Chính lúc đó ông khám phá thật sâu một Tình Yêu.
Tình yêu hy sinh mạng sống và đủ mạnh để lấy lại.
Tình yêu khiêm hạ cúi xuống để chinh phục ông.
Ông đâu dám mong Thầy sẽ đích thân hiện đến
để thỏa mãn những đòi hỏi quá quắt của mình.
Lòng ông tràn ngập niềm cảm mến tri ân.
Ông ra khỏi được sự cứng cỏi, khép kín, tự cô lập,
để bước vào thế giới của lòng tin.
Tôma đã tin vượt quá điều ông thấy.
Ông chỉ thấy và chạm đến các vết sẹo của Thầy,
nhưng ông tin Thầy là Chúa, là Thiên Chúa của ông.
Tin bao giờ cũng
đòi một bước nhảy vọt khỏi cái thấy.
Chúng ta không được phúc thấy Chúa theo kiểu Tôma,
nhưng chúng ta vẫn được thấy Chúa theo những kiểu khác.
Cần tập thấy Chúa để rồi tin.
Có khi phải tập nhìn lại những vết sẹo của mình,
của Hội Thánh, của cả thế giới,
để rồi tin rằng Chúa phục sinh vẫn đang có mặt
giữa những trăn trở và vấp váp, thất bại và khổ đau.
"Phúc cho những ai không thấy mà tin",
và phúc cho những ai biết thấy nên tin.
Chúng ta không được phúc thấy Chúa theo kiểu Tôma,
nhưng chúng ta vẫn được thấy Chúa theo những kiểu khác.
Cần tập thấy Chúa để rồi tin.
Có khi phải tập nhìn lại những vết sẹo của mình,
của Hội Thánh, của cả thế giới,
để rồi tin rằng Chúa phục sinh vẫn đang có mặt
giữa những trăn trở và vấp váp, thất bại và khổ đau.
"Phúc cho những ai không thấy mà tin",
và phúc cho những ai biết thấy nên tin.
X Gợi Ý Chia Sẻ
Ðọc lại bài Tin
Mừng trên, bạn thấy Chúa Phục Sinh đã tặng cho các môn đệ những món quà nào?
Chắc các môn đệ
khác đã thấy khó chịu trước thái độ của ông Tôma. Tập thể nào cũng có những
Tôma! Thái độ của Chúa Giêsu có giúp bạn giải gỡ những xung đột
trong nhóm của bạn không?
X Cầu Nguyện
Lạy Chúa,
xin cho con luôn vui tươi.
dù có phải lo âu và thống khổ,
xin cho con đừng bao giờ khép lại với chính mình;
nhưng biết nghĩ đến những người quanh con,
những người - cũng như con - đang cần một người bạn.
xin cho con luôn vui tươi.
dù có phải lo âu và thống khổ,
xin cho con đừng bao giờ khép lại với chính mình;
nhưng biết nghĩ đến những người quanh con,
những người - cũng như con - đang cần một người bạn.
Nếu như con nên yếu
đuối,
thì xin cho con biết yêu thương và sáng suốt hơn,
thông cảm và nhân từ hơn.
thì xin cho con biết yêu thương và sáng suốt hơn,
thông cảm và nhân từ hơn.
Nếu bàn tay con
run rẩy,
thì xin giúp con luôn biết mở ra và cho đi.
khi lâm tử,
xin cho con biết đón nhận khổ đau và bệnh tật
như một lời kinh.
thì xin giúp con luôn biết mở ra và cho đi.
khi lâm tử,
xin cho con biết đón nhận khổ đau và bệnh tật
như một lời kinh.
Ước chi con sẽ
chết trong khiêm hạ và tín thác,
như một lời xin vâng cuối cùng.
Và con sẽ về nhà Chúa,
để dự tiệc yêu thương muôn đời. Amen.
như một lời xin vâng cuối cùng.
Và con sẽ về nhà Chúa,
để dự tiệc yêu thương muôn đời. Amen.
Nguồn : Tập Manna C của Lm. AnTôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013
Chức sắc Tin Lành chết trong phòng giam của công an
(Cập nhật: 04/04/2013 9:52:15 SA)
Mike MacLachlan, London
Một chức sắc Tin Lành bị chết trong phòng giam của công an Việt Nam, tổ chức Nhân quyền Hội Kitô hữu Thế giới (CSW) cho biết.
Các bức ảnh được chụp ngay sau khi Vam Ngaij Vaj chết cho thấy lưng và cổ của ông bị bầm tím và vấy máu, CSW nói trong thông cáo hôm thứ Ba.
"CSW kêu gọi chính quyền Việt
Vaj là bô lão của một nhà thờ thuộc Hội thánh Evangelical được chính thức công nhận tại Việt Nam và là thành viên cộng đồng thiểu số H'mong, bị bắt vì tội "phá rừng" trong khi phát quang trên rẫy cùng vợ, theo CSW.
Ông bị bắt hôm 16-3 và chết một ngày sau đó. Công an khẳng định ông tình cờ chạm tay vào ổ cắm điện, CSW cho biết.
Nhưng website Morningstar News của Mỹ dẫn lời một lãnh đạo H'mong địa phương nói có thể ông ấy đã bị châm điện và bị đánh đập.
Vụ việc xảy ra tại tỉnh Đăk Nông thuộc Tây Nguyên và CSW nói các nguồn tin ở đó cho biết người ta dùng cách buộc tội phá rừng để đe doạ Kitô hữu địa phương, và đã có nhiều Kitô hữu bỏ chạy từ phía bắc đến vùng này để tránh bị ngược đãi tôn giáo.
Tổ chức cho biết tháng trước tổ chức có nhận được nhiều báo cáo nói họ bị chính quyền địa phương và "bọn du côn làm việc với họ" quấy rối và hăm doạ.
http://www.emty.org/ViewNewsDetail.aspx?mid=441&tabid=58&NewsPK=13848
Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)