Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Có cung điệu dễ hát cho bài ca Tin Mừng không?


Ca Đoàn GX. Tân Hương, Kon Tum

5/13/2013 10:28:43 AMGiải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: "Tôi không có khả năng phân biệt chính xác các nốt nhạc khác nhau, nhưng rất thích hát bài Tin Mừng, ít là cho lễ Giáng Sinh và lễ Phục Sinh. Liệu có phiên bản âm nhạc rất đơn giản nào cho các giáo sĩ trong tình hình không may của tôi hay không? Nếu không, chúng tôi sẽ tạo một sự sám hối nặng nề cho cộng đoàn vào một thời điểm không phù hợp trong niên lịch phụng vụ" - Một linh mục 
Đáp: Trên nguyên tắc, tất cả các bài hát Tin Mừng phải là khá đơn giản. Trong thực tế Đức Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả đã cấm phó tế hát các giai điệu thánh vịnh phức tạp và khá tự do, và giới hạn họ vào các cung điệu đơn giản của bài Tin Mừng, như vậy là không được phô trương trong phụng vụ. Ngài nói rằng ca viên phục vụ bàn thờ sẽ làm Thiên Chúa tức giận bằng thói quen của mình, mặc dù người ấy (ca viên) mê hoặc mọi người với các giai điệu trầm bổng của mình.

Tuy nhiên, nếu một người không có khả năng làm chủ ngay cả các bài hát đơn giản, tốt hơn nên đề nghị sự giúp đỡ của một giáo sĩ khác, hoặc kiềm chế không nên gây sự khó chịu và đau khổ. Thật là đáng tiếc nếu mọi người đều nói rằng vị linh mục đã hết sức cố gắng trong mọi ý nghĩa của từ ngữ.

Liên quan đến điều này, một độc giả ở Melbourne, Úc, hỏi về hát Alleluia: "Khi tôi lớn lên, tôi nhớ cả cộng đoàn đều hát hoặc đọc Alleluia (hoặc thánh ca Mùa Chay), người đọc hoặc ca viên sẽ đọc hoặc hát câu quy định (hoặc đôi khi cả ca đoàn cùng hát) và sau đó tất cả mọi người sẽ hát hoặc đọc Alleluia một lần nữa. Việc thực hành mới, vốn hiện nay dường như là một qui định ít hay nhiều được chấp nhận ở hầu hết các giáo xứ, là toàn cộng đoàn hát hay đọc cả câu qui định và Alleluia. Tôi cảm thấy không hoàn toàn thoải mái với việc thực hành này, và tôi miễn cưỡng tham gia câu hát, nhưng tôi không chắc chắn liệu sự miễn cưỡng của tôi là đặt nhầm chỗ không. Tôi hiểu rằng Qui chế Tổng quát Sách lễ Rôma (GIRM, số 62, “Sau bài đọc đi liền trước bài Tin Mừng thì hát Alleluia, hay bài hát khác, theo luật chữ đỏ, như mùa phụng vụ đòi hỏi. Lời tung hô này được thực hiện ở tư thế đứng, vì cộng đoàn tín hữu chào đón Chúa sẽ nói với mình trong Tin Mừng và biểu lộ đức tin bằng bài ca. Mọi người đứng cùng hát, được ca đoàn hoặc một ca viên khởi xướng, hoặc lặp lại câu ca đoàn hay một ca viên đã hát”) cho biết rằng câu riêng được dành cho một ca viên hay ca đoàn, và tôi cho rằng, bằng cách nói mở rộng, nó là dành cho người đọc hoặc người hát Thánh vịnh đọc. Tôi quá thận trọng và bối rối về điều này chăng? Liệu tôi chỉ hiểu nghĩa đen khi đọc Qui chế Tổng quát Sách lễ Rôma chăng, hoặc là sự lựa chọn được mô tả ở trên được nói trong một tài liệu nào mà tôi không biết chăng?"

Đáp: Tôi xin nói rằng cả hai hình thức là hoàn toàn chấp nhận được, phù hợp với khả năng của cộng đoàn để hát. Nếu cộng đoàn có khả năng hát toàn câu, thì nên làm như vậy. Nếu cộng đoàn chỉ có khả năng hát câu Alleluia, nhưng một ca viên có thể hát câu qui định, thì toàn cộng đoàn đọc câu ấy thì tốt hơn.

Nói cách khác, giải pháp cho phép hát là được ưa thích hơn.

Các câu alleluia của nhạc bình ca dành cho lễ trọng là rất phức tạp, được sáng tác cho toàn ca đoàn (hay cộng đoàn Dòng tu) hát, do đó việc hát toàn bộ Alleluia là chắc chắn bắt nguồn từ truyền thống.

Các alleluia này vẫn có thể dùng được, nhưng đòi hỏi ca đoàn hoặc cộng đoàn tập dượt kỹ để hát cho tốt.


 (Nguyễn Trọng Đa, Zenit.org 7-5-2013)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét