Hướng về tình yêu quê hương đất nước Việt Nam, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, cổ vũ tinh thần dân tộc, chống giặc ngoại xâm dưới mọi hình thức.
NHẠC
Tìm kiếm Blog này
Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018
Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018
NÊN THÁNH BẰNG TÌNH MẾN - Gm. Giuse Vũ Văn Thiên - Lễ Các Thánh Nam Nữ 1-11-2018
“Mỗi vị thánh đều có một quá khứ; mỗi tội nhân đều có một tương lai“
Khi đọc kinh Tin Kính, chúng ta long trọng tuyên xưng bốn đặc tính của Giáo Hội: Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Thánh thiện vừa là ơn gọi của người tín hữu, vừa là một đặc tính nổi bật của cộng đoàn những người tin vào Chúa Ki-tô. Chính sự thánh thiện đã tô điểm hình ảnh của Giáo Hội và làm cho Giáo Hội trường tồn với thời gian.
Ngay từ thời Giáo Hội sơ khai, những ai tin vào Chúa Giê-su đã được gọi là “các thánh” (x. Cv 9,13; 1 Cr 6,1), và các cộng đoàn Đức tin cũng được gọi là “cộng đoàn các thánh”. Đương nhiên, khi dùng khái niệm này để chỉ các tín hữu, các tác giả không có ý “phong thánh” cho mọi tín hữu, nhưng muốn nhắc tới một danh dự và bổn phận: danh dự vì họ được mang tên Đức Ki-tô; bổn phận, vì họ phải cố gắng mỗi ngày để nên giống Đức Ki-tô, Đấng Thánh của Thiên Chúa.
Giáo Hội thánh thiện, vì Giáo Hội là hiện thân của Chúa Giê-su. Nhờ Chúa Giê-su, Giáo Hội có khả năng thánh hoá mọi vật mọi loài. “Tất cả các công việc của Giáo Hội đều hướng về mục đích là thánh hoá con người trong Đức Ki-tô và tôn vinh Thiên Chúa” (Hiến chế Phụng vụ Thánh, Công đồng Va-ti-ca-nô II, số 10).
Ngay từ thời Giáo Hội sơ khai, những ai tin vào Chúa Giê-su đã được gọi là “các thánh” (x. Cv 9,13; 1 Cr 6,1), và các cộng đoàn Đức tin cũng được gọi là “cộng đoàn các thánh”. Đương nhiên, khi dùng khái niệm này để chỉ các tín hữu, các tác giả không có ý “phong thánh” cho mọi tín hữu, nhưng muốn nhắc tới một danh dự và bổn phận: danh dự vì họ được mang tên Đức Ki-tô; bổn phận, vì họ phải cố gắng mỗi ngày để nên giống Đức Ki-tô, Đấng Thánh của Thiên Chúa.
Giáo Hội thánh thiện, vì Giáo Hội là hiện thân của Chúa Giê-su. Nhờ Chúa Giê-su, Giáo Hội có khả năng thánh hoá mọi vật mọi loài. “Tất cả các công việc của Giáo Hội đều hướng về mục đích là thánh hoá con người trong Đức Ki-tô và tôn vinh Thiên Chúa” (Hiến chế Phụng vụ Thánh, Công đồng Va-ti-ca-nô II, số 10).
Lễ Các thánh là niềm hy vọng và khích lệ cho chúng ta là những người đang bước đi trên con đường lữ thứ trần gian. Công đồng Va-ti-ca-nô II nhấn mạnh: “Được ban cho những phương tiện cứu độ dồi dào và cao cả như thế, tất cả các Ki-tô hữu, dù trong hoàn cảnh và bậc sống nào, mỗi người trong con đường của mình, đều được Chúa kêu gọi đạt tới sự thánh thiện trọn hảo như Chúa Cha là Đấng trọn hảo” (GH 11).
Nhiều người ngày nay cho rằng nên thánh là một lý tưởng cổ xưa xa vời, không liên quan đến đời sống hiện tại của các tín hữu. Khi cùng đọc và suy tư lời giảng dạy của Chúa về “Tám mối phúc thật”, Phụng vụ muốn khẳng định với chúng ta: ơn gọi nên thánh vô cùng cần thiết và gần gũi chúng ta, như hơi thở, như lương thực hằng ngày. Hơn nữa, chúng ta có thể nên thánh bằng những việc làm rất đơn sơ dung dị trong cuộc sống, tức là thực hiện các mối phúc mà Chúa Giê-su đã rao giảng. Những người được nên thánh không phải vì họ đã làm những việc ngoạn mục lớn lao, thay đổi thế giới, nhưng là những người có Đức tin chân thành, Đức cậy kiên vững và có Đức mến nồng nàn. Nhờ những nhân đức “đối thần” này, họ sẵn sàng có tâm hồn nghèo khó, hiền lành, kiên định trong lúc sầu khổ, luôn ao ước được nên công chính, chuyên cần thực thi lòng nhân hậu, luôn sống trong sạch ngay thẳng, bền chí xây dựng hòa bình và vì Chúa, họ sẵn sàng chịu bách hại thiệt thòi để Danh Chúa cả sáng.
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Nên thánh là thực hiện một trong những mối phúc này, được soi sáng và thúc đẩy nhờ Tình Yêu. Thánh Tê-rê-sa đã khám phá ra điều đó và đã khẳng định: “Tình Yêu bao gồm nơi mình tất cả các ơn gọi, Tình Yêu là mọi sự và Tình Yêu bao trùm khắp không gian và thời gian… tắt một lời, Tình Yêu thì vĩnh cứu”.
“Mỗi vị thánh đều có một quá khứ; mỗi tội nhân đều có một tương lai“. Điều này khẳng định với chúng ta, dù tội lỗi thế nào đi nữa, chúng ta cũng không tuyệt vọng, vì Chúa luôn ban ơn dìu dắt chúng ta. Nếu chúng ta yêu mến và can đảm nắm lấy bàn tay Ngài, Ngài sẽ giúp chúng ta trên con đường nên thánh.
“Mỗi vị thánh đều có một quá khứ; mỗi tội nhân đều có một tương lai“. Điều này khẳng định với chúng ta, dù tội lỗi thế nào đi nữa, chúng ta cũng không tuyệt vọng, vì Chúa luôn ban ơn dìu dắt chúng ta. Nếu chúng ta yêu mến và can đảm nắm lấy bàn tay Ngài, Ngài sẽ giúp chúng ta trên con đường nên thánh.
Nguồn: http://www.mtgthuduc.net/index/2015/10/cac-bai-suy-niem-le-cac-thanh-nam-nu-2/#M%E1%BB%A5c_l%E1%BB%A5c
Sưu tầm: P. Mai Tự Cường
Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018
"ĐÔI MẮT MÙ - TÂM HỒN SÁNG" (M. Bảo Hạnh) - CN XXX TN B 28-10-2018
Khi đánh giá về con người và sự việc ngoài ánh sáng của giác quan ta cần phải có ánh sáng tâm linh soi chiếu để cảm thấu được một phần nào đó về con người và sự việc, vạn vật quanh ta.
Mc 10, 46-52
ĐÔI MẮT MÙ - TÂM HỒN SÁNG
M. Bảo Hạnh
Người ta thường ví “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” vì nó giúp ta nhìn thấy và tiếp xúc được với cảnh vật, với đất trời và với mọi người quanh ta. Nếu chúng ta không có đôi mắt sáng, chắc chắn chúng ta sẽ không nhìn thấy gì ngoài việc lắng nghe và cảm nhận bằng tâm hồn. Nhưng, cũng chính cái nhìn của con mắt thể xác nếu không được ánh sáng tâm linh sôi chiếu, đôi lúc có thể làm cho tha nhân rơi vào cảnh bi đát trong cuộc sống. Vì thế, chúng ta cần kết hợp ánh sáng của mắt thường với ánh sáng của mắt tâm hồn - mắt đức tin để có cái nhìn chuẩn mực hơn trước tha nhân và muôn loài muôn vật.
Thật vậy, Lời Chúa hôm nay khai mở cho chúng ta biết về cái nhìn bằng đức tin đó. Thánh sử Marcô tường thật rằng: Chúa Giêsu chữa lành một người mù ở thành Giêrikhô bởi vì anh ta có niềm tin mãnh liệt về Người. Anh mù này mặc dù bị mù lòa nhưng lại có con mắt tâm hồn rất sáng về đức tin. Anh ta “Vừa nghe nói đó là Đức Giêsu Nadarét, anh ta bắt đầu kêu lên rằng: “Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi !”. Anh ta nhận ra Chúa Giêsu, anh ta tin vào Người và đã được chữa lành: “Lòng tin của anh đã cứu anh”. Anh ta được chữa lành không phải là do công kia việc nọ, nhưng vì anh ta có mắt tâm hồn sáng, anh ta nhận ra Chúa Giêsu, tin vào Người và đức tin của anh ta đã cứu chữa anh.
Đôi mắt mù nhưng tâm hồn sáng
Không ai trong chúng ta có tâm hưởng rằng mình bị mù thì tốt hơn là sáng mắt. Vì mắt là cánh cửa của cuộc đời; cánh cửa mở cuộc đời chúng ta luôn tươi sáng, còn cánh cửa đóng cuộc đời chúng ta sẽ sống trong bóng tối của đêm đen. Thật vậy, một khi mắt chúng ta bị mù lòa, chắc chắn ta sẽ khổ sở, buồn phiền pha lẫn với tiếc nuối. Khổ vì không biết đường đi lối về, tiếc vì không ngắm được cảnh sắc đất trời, và buồn vì bị người đời xa lánh và có thể làm cho con người đi vào ngõ cụt của cuộc đời, đặc biệt là những người không cảm nhận được ánh sáng bên trong tâm hồn mình. Vì thế, những ai bị bệnh mù lòa họ luôn có sự khao khát được nhìn thấy, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trời đất.
Anh mù trong bài Tin mừng hôm nay cũng vậy; anh ta khao khát được thấy, được cảm nghiệm cuộc đời bằng đôi mắt sáng. Và khi vừa nghe Chúa Giêsu đi ngang qua, với con mắt đức tin, anh ta đã đứng lên và cầu xin: “Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được”, và anh ta đã được Chúa chữa lành.
Điều kiện ở đây là “đức tin”: anh ta bị mù lòa nhưng có tâm hồn sáng, sáng về đức tin, và anh ta được Chúa chữa lành là vì lòng tin của anh đã cứu chữa anh ta. Anh ta bị mù lòa từ lúc nào, Tin Mừng không hề cho ta biết nhưng có thể anh ta bị mù từ thuở bé, vì Tin Mừng có đề cập đến anh mù này với cái tên Bartimê con ông Timê, hành nghề ăn xin ở chốn đông người, hẳn anh ta đã bị mù từ rất lâu. Như vậy, anh ta là một kẻ nghèo khổ, một kẻ khố rách áo ôm, một kẻ bị người đời khinh dể và đứng ngoài rìa xã hội. Nhưng, anh ta lại có tâm hồn rất sáng; dầu anh ta mới chỉ nghe danh Chúa Giêsu qua tiếng đồn xôn xao của dân chúng và dù chưa từng nhìn thấy Người bao giờ. Song, với con mắt tâm hồn, ánh sáng tâm linh đã khơi dậy niềm tin trong con người anh ta, anh ta đã bạo dạn lớn tiếng hô lên : “Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi !”. Bao nhiêu con mắt sáng từ đám đông trầm trồ nhìn vào anh ta với thái độ khó chịu và giận dữ. Họ tìm cách ngăn cản và cấm không cho anh ta kêu danh Chúa Giêsu, nhưng anh ta càng kêu to hơn. Chúa Giêsu nhận ra anh ta, Người đứng lại và nói : “Gọi anh ta lại đây !”. Lúc này dù mắt anh ta không thấy gì nhưng với niềm tin mạnh mẽ, “Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giêsu”, một hành động chỉ dành cho những người khỏe mạnh mới có thể làm được như vậy. Nhưng, với ánh sáng niềm tin thôi thức từ tâm hồn, anh ta tin vào Chúa Giêsu, tin vào lòng thương xót Chúa, anh đứng dậy vứt đi chiếc áo choàng là thứ che đậy sự mặc cảm, che đậy những đôi mắt khinh khi của bao người đang soi mói anh. Chúa Giêsu đã cảm nhận được sự thống khổ của anh ta, và quan trọng hơn Người nhận ra nơi anh ta dù bị mù lòa nhưng có đức tin rất mạnh mẽ, với lòng thương xót vô bờ Người đã chữa lành anh ta: “lòng tin của anh đã cứu anh “ trước sự ngỡ ngàng của đám đông có con mắt sáng nhưng mắt tâm hồn lại mù lòa.
Mắt sáng nhưng tâm hồn tối
Không ai phủ nhận giá trị của đôi mắt thể xác, nhưng trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta nhìn nhận con người và sự việc chỉ bằng giác quan và lý trí, rồi khẳng định đó là đúng, là chân lý thì quả là thiển cận và thiếu sót. Bởi vì, cái nhìn của giác quan có thể sai lầm: câu chuyện Khổng Tử trách nhầm người đệ tử thân tín là Nhan Hồi về việc ăn vụng là một ví dụ điển hình.
Thật vậy, đôi khi giác quan ta thấy những con người, những sự việc trừng trừng trước mắt nhưng sự thật lại không phải như ta thấy. Bởi con người là một huyền nhiệm, một kiệt tác của Thiên Chúa, nên chúng ta không thể quan sát và nhận xét một cách toàn diện về mình cũng như người khác được. Còn sự vật là các phần tử của vũ trụ đa chiều và hỗn tạp, nên chúng ta cũng không thể có cái nhìn chính xác qua nhãn quan mắt thường, nhưng phải đúc kết hay tổng hợp cả ánh sáng của đôi mất và ánh sáng tâm linh hay cả đức tin và lý trí họa may mới có thể thấu hiểu một phần nào đó về mình, thiên nhiên và vạn vật.
Vì vậy, khi đánh giá về con người và sự việc ngoài ánh sáng của giác quan ta cần phải có ánh sáng tâm linh soi chiếu để cảm thấu được một phần nào đó về con người và sự việc, vạn vật quanh ta.
Đám đông trong Bài Tin Mừng hôm nay tất cả đều có đôi mắt sáng nhưng mắt tâm hồn của họ bị mù lòa; họ nhìn thấy anh Bartimê mù lòa nghèo khổ ngồi ăn xin bên vệ đường nhưng lại không quan tâm hay xem như không thấy. Có lẽ họ chỉ quan tâm tới Chúa Giêsu để mảy may tìm được phúc lợi gì đó cho mình. Không những thế, những người này còn tìm cách ngăn cản không cho anh mù tiếp cận với Chúa Giêsu khi anh ta kêu cầu Chúa Giêsu: “Nhiều người mắng anh bảo im đi”. Đám đông này có mắt cũng như mù, nói đúng hơn là thiếu ánh sáng tâm hồn, họ chỉ quan tâm đến bản thân mình mà không hề để ý đến những người xung quanh, đặc biệt là những người nghèo khổ, kém may mắn. Tâm hồn họ mù lòa, chai đá nên họ sống thiếu bác ái yêu thương. Họ không chỉ không thương xót anh mù đang ngồi bên vệ đường ăn xin mà họ còn tìm cách ngăn cản anh ta chạy đến với lòng thương xót Chúa.
Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta có đôi mắt sáng nhưng đôi mắt tâm hồn lại mù lòa. Chúng ta chọn sự hiếu kỳ để nhìn, hoặc chỉ chú tâm đến những cái đẹp cái tốt, hay chỉ để mắt những người mà ta cho là dễ thương, dễ mến, nhưng lại ít khi để tâm đến những người bất hạnh, những người đau yếu, bệnh tật, hay những người đang gặp trắc trở trong cuộc sống. Không những thế, nhiều khi chúng ta còn hành xử chẳng khác gì đám đông trong Tin Mừng ngày hôm nay; chúng ta dùng đôi mắt sáng để soi mói, tỏ ý giận giữ hay lườm nguýt anh em mình mà chúng ta không biết rằng chỉ cần một vài ánh mắt giận dữ, thiếu thiện cảm hướng về anh em mình, dễ làm cho người anh em rơi vào tình trạng lo lắng, sợ sệt. Và một cái nhìn khinh khi vô tình làm cho anh em mình rơi vào mặc cảm tự ty hay rơi vào sự lo âu, tuyệt vọng. Hoặc một vài ánh mắt vô tâm của chúng ta trước người anh em cần mình quan tâm giúp đỡ, vô tình có thể làm cho anh em mình rơi sự cô đơn, buồn bã.
Vì vậy, ngoài ánh sáng từ đôi mắt thể xác là cơ quan giúp chúng ta tiếp nhận con người và cảnh vật đất trời, chúng ta cần phải có đôi mắt tâm hồn, đôi mắt đức tin để chúng ta có cái nhìn khách quan, trung thực hơn đối với con nguời và sự vật mà chúng ta đang sống. Vì, đôi mắt đức tin là đôi mắt tình yêu, đôi mắt đồng cảm, chia sẻ và tha thứ. Người ta thường nói: “Mắt thấy lòng dấy”. Chính đôi mắt đức tin khơi dậy nơi tâm hồn chúng ta những nỗi niềm trong cuộc sống; sự đồng cảm với những cảnh đời bất hạnh, lòng thương xót, trắc ẩn trước những người khổ đau. Chúa Giêsu đã tỏ lòng thương xót trước người mù ở Giêrikhô trong Tin Mừng hôm nay thì chúng ta cũng được mời gọi sống như vậy. Chúng ta hãy nhìn đời bằng cả trái tim, đừng nhìn vội qua ánh mắt thường, để cảm nhận cuộc sống, để nếm thử cuộc sống và để trải nghiệm với cuộc sống. Đừng nhìn vội như đám đông trên kia để rồi lãng quên những người bên cạnh mình, nhưng hãy nhìn đời bằng đôi mắt đức tin như anh mù Giêrikhô đã nhìn để được cứu thoát.
Lạy Chúa, xin cho con biết con và xin cho con biết Chúa không chỉ bằng đôi mắt thường của chúng con nhưng bằng cả con tim của chúng con nữa, để chúng con đến gần Chúa hơn. Xin Chúa ban cho mỗi người chúng con luôn biết đón nhận nhau qua ánh mắt trìu mến và tấm lòng xót thương.
----------------------
BÀI ĐỌC THÊM:
TỪ BÓNG TỐI ĐẾN ÁNH SÁNG
Gioan Thánh Giá
Bi kịch đời người luôn là cuộc chiến giữa ánh sáng và tối tăm. Bởi lẽ, ánh sáng luôn chiếu soi thế gian tối tăm và “thế gian” tội lỗi luôn cố gắng dập tắt ánh sáng. Sống làm sao để từ bóng tối, ra khỏi, tìm đến, sống trong ánh sáng vẫn luôn là thao thức của bao người. Đặt trong bối cảnh Tin Mừng Mc 10,46-52, với việc người mù Ba-ti-mê đến xin Đức Giê su chữa lành: Thưa Thầy xin cho tôi được thấy (c51), chúng ta cùng tìm hiểu:
Ở trong bóng tối
Theo thánh sử Mác cô, Ông Ba-ti-mê, con ông Ti-mê, ăn xin bên vệ đường, là người tình trạng mắt thể lý bị mù mù lòa. Mặc dù thánh sử không nói rõ người này bị mù lòa về “tâm linh”, nhưng chúng ta cũng có thể nghĩ, liên hệ tới tình trạng mùa lòa về tâm linh của những người đang ở trong đêm tối của tội lỗi.
Đã hẳn, sinh ra, mọi người đều thuộc về cõi tối tăm vì tội nguyên tổ. Mặt khác, trong đời sống luân lý, người ta vẫn làm những sự vô đạo, sự ác, sự dữ… Đó là tình trạng bóng tối, tội lỗi thống trị thân phận con người. Ngoài ra trường hợp có những người cũng ở trong bóng tối “trí khôn bị mù tối” trước ân sủng của Thiên Chúa mà lại không hay biết (x. Ep 4, 18).
Như thế, với bản chất thân phận hữu hạn, con người luôn bị ảnh hưởng của tội lỗi, ở trong bóng tối. Tuy nhiên, xem là phi lí, nhưng ngay ở trong tình trạng “những người được cho là đạo đức, lành thánh”, họ vẫn dễ bị mù tối trước ân sủng của Thiên Chúa. Thánh Gioan Thánh Giá sánh ví như loài dơi mùa lòa trước ánh sáng của mặt trời thế nào thì trí khôn con người cũng bị mù lòa trước ánh sáng Thiên Chúa như thế. Lý do, theo thánh nhân, con người với dục vọng, ham muốn những gì thuộc về vật chất, những thứ tình tiền tài, danh vọng… che khuất đi ánh sáng ân sủng của Thiên Chúa. Ngay đến cả những ân huệ ban của Thiên Chúa người ta lầm tưởng là Thiên Chúa.
Tìm đến ánh sáng.
Trong Tin Mừng trình thuật, người mù Ba-ti-mê kêu lên: “Lạy ông Giêsu con vua Đa-vit, xin dủ lòng thương tôi” (Mc 10,47). Để đáp lại khát khao chữa lành của ông Ba-ti-mê: “Thưa Thầy xin Cho tôi thấy được” (c 51). Đức Giê-su đã chữa lành và Người xác quyết: “Lòng tin của anh đã cứu anh”.
Nếu như nhiều người đã sống trong bóng tối của tội lỗi, thì ánh sáng vẫn chiếu soi. Ánh sáng làm bừng lên trong họ ơn được giải thoát. Anh mù được chữa lành cũng là một quá trình tiệm tiến ở trong bóng tối, ra khỏi bóng tối tìm đến ánh sáng. Đó là một quá trình đấu tranh liên lỉ giữa ánh sáng và bóng tối, giữa làm những điều lành và điều dữ trong một con người, cũng như loài người.
Giải thích cho quá trình đó, chúng ta cũng chân nhận: phải có ánh sáng của Thiên Chúa chiếu dọi vào lương tâm, thức tỉnh con người, họ mới bước ra khỏi vực thẳm của thân phận con người, của tình trạng đời sống tự nhiên, đến đời sống luân lý tâm linh… và đời sống ân sủng. Để diễn tả kinh nghiệm bước ra từ đêm tối đến ánh sáng, Thánh Vịnh đã minh chứng : “Lạy Chúa nhờ ánh sáng của Ngài chúng con mới nhìn thấy ánh sáng” (Tv 36, 10).
Cùng một xác tín như Thánh Vịnh, thánh Phaolô cũng cho biết kinh nghiệm mà ngài với thân phận con người tội lỗi, ở trong đêm trường bóng tối tội lỗi, nay được Ánh Sáng giải thoát. Chính Đức Ki -tô là ánh sáng, chính Thiên Chúa đã gọi chúng ta từ tối tăm vào ánh sáng diệu kỳ của Người (x.1P 2,9). Xưa chúng ta ở trong tối tăm, nay trong Đức Ki-tô chúng ta đã được chiếu soi. Xưa kia chúng ta là tối tăm, nhưng nay trong Chúa chúng ta là ánh sáng (Eph 5, 8).
Như thế, bằng kinh nghiệm của Thánh Vịnh, cũng như thánh Phao-lô, và hôm nay cụ thể người mù Ba-ti-mê, chúng ta nhận ra, tìm đến, sống trong ánh sáng, như là một lẽ đương nhiên. Bởi ý định cứu độ của Thiên Chúa, Người khởi xướng, ban quyền năng, kêu gọi con người sống trong Ánh Sáng để được cứu độ. Về phía con người, họ cũng cần thức tỉnh, khao khát được giải thoát, chữa lành như người mù Ba-ti-mê.
Cuộc sống từ bóng tối đến ánh sáng, người ta không đo bằng được bằng gang tấc, centimét, hay là quãng đường bao nhiêu. Người ta chỉ phần nào lượng giá được bằng đời sống, sống như Đức Giê-su đã truyền dạy, điều quan trọng là đừng để ánh sáng nội tâm của mình bị lu mờ, cũng giống như phải săn sóc con mắt là đèn soi thân xác (x.Mt 6,22). Phải mặc lấy khí giới ánh sáng và vất bỏ những việc tối tăm (x. Rm 13,12). Một cách cụ thể, với tình yêu huynh đệ, người ta nhận ra mình ở trong tối tăm hay trong ánh sáng (x. 1Ga 2,8-11). Khi sống như thế, chúng ta sống như con cái ánh sáng đích thực, chiếu giãi cho mọi người ánh sáng thần linh chiếu sáng thế gian (Mt 5,14).
-----------------------
Nguồn: http://danvienphuocly.com/suy-niem-moi-ngay/chua-nhat-xxx-thuong-nien-nam-b-doi-mat-mu-tam-hon-sang-m-bao-hanh-1276.html
Sưu tầm: P. Mai Tự Cường
-----------------------------------
VIDEO: XIN MỞ CHO CON ĐÔI MẮT - Lm. Xuân Thảo
Thể hiện: Ca Đoàn QUÊ HƯƠNG
(Xin bấm để nghe)
Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018
21/10/2018 – CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN. CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO
Khi ấy, mười một môn đệ đi về Galilêa, đến núi Chúa Giêsu đã chỉ trước. Khi thấy Người, các ông thờ lạy Người, nhưng có ít kẻ còn hoài nghi. Chúa Giêsu tiến lại nói với các ông rằng: “Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thày. Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thày đã truyền cho các con. Và đây Thày ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.
CẦU CHO VIỆC RAO GIẢNG TIN MỪNG CHO CÁC DÂN TỘC
BÀI ĐỌC I: Is 60, 1-6
"Nhà Ta được gọi là nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc".
"Nhà Ta được gọi là nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc".
Bài trích sách tiên tri I-sa-i-a.
Hãy đứng lên, hãy tỏa sáng ra, hỡi Giê-ru-sa-lem! vì sự sáng của ngươi đã tới, và vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi. Kìa tối tăm đang bao bọc địa cầu, và u minh phủ kín các dân, nhưng trên mình ngươi Chúa đang đứng dậy, và vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi. Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi. Hãy ngước mắt lên chung quanh, và hãy nhìn coi: Tất cả những người đó đang tập họp, đang tìm đến với ngươi, các con trai của ngươi tự đàng xa đi tới, và các con gái ngươi đứng dậy từ khắp bên hông. Bấy giờ ngươi sẽ nhìn coi, và ngươi trở nên rực rỡ, tim ngươi sẽ rạo rực và sẽ phồng lên. Bởi vì những kho tàng bể khơi tuôn đến với ngươi, nguồn phú túc của chư dân sẽ tới tay ngươi. Những con lạc đà tràn ngập vây phủ lấy ngươi, những lạc đà một bướu tự xứ Ma-đi-an và Ê-pha. Tất cả những ai từ Sa-ba đi tới, họ sẽ tuyên-rao lời ca ngợi Chúa.
Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 18, 2-3. 4-5
Đáp: Tiếng chúng đã vang cùng trái đất (c. 5a).
ĐÁP CA: Tv 18, 2-3. 4-5
Đáp: Tiếng chúng đã vang cùng trái đất (c. 5a).
1) Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, thanh không kể ra sự nghiệp của Người. Ngày này nhắc nhủ cho ngày khác, đêm này truyện tụng cho đêm kia.
2) Đây không phải lời cũng không phải tiếng, mà âm thanh chúng không thể lọt tai. Nhưng tiếng chúng đã vang cùng trái đất, và lời chúng truyền ra khắp cõi địa cầu.
BÀI ĐỌC II: 1 Tm 2, 1-8
"Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu rỗi".
BÀI ĐỌC II: 1 Tm 2, 1-8
"Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu rỗi".
Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi cho Ti-mô-thê.
Trước tiên, cha khuyên con hãy cầu nguyện, khẩn nguyện, kêu van và tạ ơn cho mọi người: cho vua chúa, và tất cả những bậc vị vọng, để chúng ta được sống bằng yên vô sự, trong tinh thần đạo đức và thanh sạch. Đó là điều tốt lành và đẹp lòng Đấng Cứu độ chúng ta là Thiên Chúa. Người muốn cho mọi người được cứu rỗi và đến nhận biết chân lý. Vì chỉ có một Thiên Chúa, và một Đấng Trung gian giữa Thiên Chúa và loài người, là Đức Kitô, cũng là Con Người. Người đã phó mình làm giá cứu chuộc thay cho mọi người, để nên chứng tá trong thời của Người, mà vì chứng tá đó, cha đã được đặt lên làm kẻ rao giảng, làm tông đồ. Cha nói thật chứ không nói dối, và làm Thầy dạy dân ngoại trong đức tin và chân lý. Vậy cha muốn rằng những người đàn ông cầu nguyện trong mọi nơi, hãy giơ lên hai tay thanh sạch, không oán hờn và cạnh tranh.
Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: Mt 28, 19-20
All. All. - Chúa phán: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. - All.
PHÚC ÂM: Mt 28, 16-20
"Các con hãy đi giảng dạy muôn dân".
ALLELUIA: Mt 28, 19-20
All. All. - Chúa phán: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. - All.
PHÚC ÂM: Mt 28, 16-20
"Các con hãy đi giảng dạy muôn dân".
Bài kết thúc Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mátthêu.
Khi ấy, mười một môn đệ đi về Galilêa, đến núi Chúa Giêsu đã chỉ trước. Khi thấy Người, các ông thờ lạy Người, nhưng có ít kẻ còn hoài nghi. Chúa Giêsu tiến lại nói với các ông rằng: “Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thày. Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thày đã truyền cho các con. Và đây Thày ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.
Đó là lời Chúa.
Nguồn: http://conggiao.info/2110-%E2%80%93-chua-nhat-29-thuong-nien-chua-nhat-truyen-giao-d-47242
Sưu tầm: P. Mai Tự Cường
Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2018
Được gấp trăm! - Suy niệm Lời Chúa CN XXVIII TN / B 14-10-2018
"Ngươi chỉ thiếu một điều, là ngươi hãy đi bán tất cả gia tài, đem bố thí cho người nghèo khó và ngươi sẽ có một kho báu trên trời, rồi đến theo Ta"
LỜI CHÚA: Mc 10, 17-30
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy Chúa Giêsu vừa lên đường, thì một người chạy lại quỳ gối trước Người và hỏi: "Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sống đời đời?" Chúa Giêsu trả lời: "Sao ngươi gọi Ta là nhân lành? Chẳng có ai là nhân lành, trừ một mình Thiên Chúa. Ngươi đã biết các giới răn: đừng ngoại tình, đừng giết người, đừng trộm cắp, đừng làm chứng gian, đừng lường gạt; hãy thảo kính cha mẹ". Người ấy thưa: "Lạy Thầy, những điều đó tôi đã giữ từ thuở nhỏ".
Bấy giờ Chúa Giêsu chăm chú nhìn người ấy và đem lòng thương mà bảo rằng: "Ngươi chỉ thiếu một điều, là ngươi hãy đi bán tất cả gia tài, đem bố thí cho người nghèo khó và ngươi sẽ có một kho báu trên trời, rồi đến theo Ta". Nhưng người ấy nghe những lời đó, thì sụ nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải. Lúc đó Chúa Giêsu nhìn chung quanh và bảo các môn đệ rằng: "Những người giàu có vào nước Thiên Chúa khó biết bao!" Các môn đệ kinh ngạc vì những lời đó. Nhưng Chúa Giêsu lại nói tiếp và bảo các ông rằng: "Hỡi các con, những kẻ cậy dựa vào tiền bạc, thật khó mà vào nước Thiên Chúa biết bao! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào nước Thiên Chúa". Các ông càng kinh ngạc hỏi nhau rằng: "Như vậy thì ai có thể được cứu độ?" Chúa Giêsu chăm chú nhìn các ông, và nói: "Ðối với loài người thì không thể được, nhưng không phải đối với Thiên Chúa, vì Thiên Chúa làm được mọi sự".
Khi ấy Chúa Giêsu vừa lên đường, thì một người chạy lại quỳ gối trước Người và hỏi: "Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sống đời đời?" Chúa Giêsu trả lời: "Sao ngươi gọi Ta là nhân lành? Chẳng có ai là nhân lành, trừ một mình Thiên Chúa. Ngươi đã biết các giới răn: đừng ngoại tình, đừng giết người, đừng trộm cắp, đừng làm chứng gian, đừng lường gạt; hãy thảo kính cha mẹ". Người ấy thưa: "Lạy Thầy, những điều đó tôi đã giữ từ thuở nhỏ".
Bấy giờ Chúa Giêsu chăm chú nhìn người ấy và đem lòng thương mà bảo rằng: "Ngươi chỉ thiếu một điều, là ngươi hãy đi bán tất cả gia tài, đem bố thí cho người nghèo khó và ngươi sẽ có một kho báu trên trời, rồi đến theo Ta". Nhưng người ấy nghe những lời đó, thì sụ nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải. Lúc đó Chúa Giêsu nhìn chung quanh và bảo các môn đệ rằng: "Những người giàu có vào nước Thiên Chúa khó biết bao!" Các môn đệ kinh ngạc vì những lời đó. Nhưng Chúa Giêsu lại nói tiếp và bảo các ông rằng: "Hỡi các con, những kẻ cậy dựa vào tiền bạc, thật khó mà vào nước Thiên Chúa biết bao! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào nước Thiên Chúa". Các ông càng kinh ngạc hỏi nhau rằng: "Như vậy thì ai có thể được cứu độ?" Chúa Giêsu chăm chú nhìn các ông, và nói: "Ðối với loài người thì không thể được, nhưng không phải đối với Thiên Chúa, vì Thiên Chúa làm được mọi sự".
Suy Niệm
Khi đọc bài Tin Mừng trên đây ta nếm được nỗi buồn của Đức Giêsu và của anh nhà giàu. Đức Giêsu buồn vì bị từ chối bởi người mà mình yêu mến. Anh kia buồn vì có sự rạn nứt nơi bản thân. Anh đã phấn khởi gặp Chúa, rồi ra đi đầy muộn phiền.
Thầy Giêsu đòi anh đúng điều anh muốn giữ lại, vì của cải vốn là chỗ dựa của đời anh.
Anh sẵn sàng làm mọi điều Thầy đòi hỏi, trừ việc bỏ chỗ dựa này.
Bây giờ anh thấy rõ hơn mình nô lệ cho điều gì. Tiếc thay anh không có can đảm ra khỏi sự nô lệ này dù anh vẫn khát khao sự sống đời đời.
Bi kịch của anh cũng là của chúng ta.
Ai trong chúng ta cũng từng bị giằng co giữa ước mơ bay cao và sự kéo ghì của vật chất.
Của cải vật chất có sức hấp dẫn mãnh liệt. Tôi làm chủ nó, nhưng sau đó nó lại làm chủ tôi và trở thành thịt xương mà tôi không thể dứt bỏ.
Không chắc người giàu này sẽ bị luận phạt, nhưng chắc chắn anh ta khó hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ đến với người dám sống theo ý Chúa.
Người có của khó vào Nước Thiên Chúa biết bao!
Vào thời Đức Giêsu, giàu có được coi là một phúc lành. Vậy mà Ngài lại coi đây là một cản trở nguy hiểm.
Của cải dễ làm người ta khép kín trước Thiên Chúa và nỡ tâm chà đạp lên quyền lợi anh em.
Tệ nạn tham nhũng, hối lộ ở Châu Á là một thí dụ về nguy hiểm của tiền bạc.
Đức Giêsu và các môn đệ đã sống nghèo, sống như những người lữ hành, không chỗ cậy dựa, để tín thác vào Cha và dễ dàng đến với anh em.
Theo Đức Giêsu là chấp nhận tay trắng, bấp bênh. Nhưng đừng quên theo Ngài cũng là trở nên giàu có.
Không phải sự giàu có do ích kỷ giữ lại, nhưng là sự giàu có do mở ra trao hiến.
Không phải sự giàu có do tìm kiếm chiếm đoạt, nhưng là sự giàu có đến như một quà tặng biếu không.
Theo Ngài không phải chỉ là bỏ nhà cửa, ruộng vườn, bỏ những người thân yêu, bỏ đến cả mạng sống. Theo Ngài còn là được gấp trăm ngay từ đời này, và nhất là đời sống vĩnh cửu mai hậu.
Khi Phêrô ra khỏi hồ Galilê, với nghề đánh cá, ông được biết những biển khơi mênh mông hơn nhiều. Khi Phêrô bỏ lại cha mẹ, vợ con, ông đứng đầu một cộng đoàn đông đảo là Hội Thánh.
Chắc Têrêxa Hài Đồng không ngờ mình trở nên Thánh Sư.
Chắc Têrêxa Calcutta không ngờ đám táng của mình sẽ có cả triệu người tham dự.
Theo Đức Giêsu, ta sẽ được lại cả những điều đã mất. Cái được quan trọng nhất là được Đức Giêsu (x. Pl 3,8).
Gợi Ý Chia Sẻ
Bạn nghĩ gì về giá trị của tiền bạc, của cải? Đâu là thái độ cần có trước những cạm bẫy của tiện nghi vật chất đang mời mọc chúng ta?
Theo Chúa trong tư cách là một Kitô hữu đòi hỏi ta phải từ bỏ nhiều. Bạn có thấy mình được lại điều gì không? Bạn có khi nào được gấp trăm so với điều đã mất không?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu, giàu sang, danh vọng, khoái lạc là những điều hấp dẫn chúng con. Chúng trói buộc chúng con và không cho chúng con tự do ngước lên cao để sống cho những giá trị tốt đẹp hơn.
Xin giải phóng chúng con khỏi sự mê hoặc của kho tàng dưới đất, nhờ cảm nghiệm được phần nào sự phong phú của kho tàng trên trời.
Ước gì chúng con mau mắn và vui tươi bán tất cả những gì chúng con có, để mua được viên ngọc quý là Nước Trời.
Và ước gì chúng con không bao giờ quay lưng trước những lời mời gọi của Chúa, không bao giờ ngoảnh mặt để tránh cái nhìn yêu thương Chúa dành cho từng người trong chúng con. Amen.
Nguồn: Trích Tập Manna B của Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Sưu tầm: P. Mai Tự Cường
Nguồn: Trích Tập Manna B của Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Sưu tầm: P. Mai Tự Cường
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)