ĐỪNG PHẠM TỘI NỮA
(*) – Chú giải của Noel Quesson
Còn Đức Giêsu thì đến
núi Ô-liu. Vừa tảng sáng, Người trở lại Đền Thờ. Ngài có thói quen, nhất là
trong tuần lễ cuối cùng, đến vườn Ghếtsêmani và trải qua đêm tại đó, để tìm sự
yên tĩnh và cầu nguyện.
Toàn dân đến với Người.
Người ngồi xuống giảng dạy họ. Lúc đó, các kinh sư và người Pharisêu dẫn đến
trước mặt Đức Giêsu một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình.
Vừa tảng sáng, Đức
Giêsu đã ngồi trong sân Đền thờ, có đám dân vây quanh Ngài. Tự nhiên, ở đằng
kia ồn ào nổi lên. Một nhôm người Pharisêu cố kéo một phụ nữ đang vùng vẫy. Đám
đông giãn ra và làm thành vòng tròn. “Người ta đã bắt gặp người phụ nữ này nơi
nhà một người đàn ông… Chị ta phản bội chồng mình… Chị ta đáng chết… luật lệ đã
rõ ràng” (Đnl 22,22-24; Lv 20, 10). Làm sao họ chỉ dẫn đến có một người đàn bà?
Trong bất cứ một vụ ngoại tình nào, cũng có đàn ông nữa chứ và luật lệ cũng lên
án đàn ông rõ ràng, như đàn bà vậy! Nhưng chúng ta biết rằng, các Thánh sử (nhất
là Luca, vì theo thủ bản cổ nhất, có lẽ ông là tác giả trang Tin Mừng này hơn
là Gioan). Không ngừng nhấn mạnh về thái độ mới lạ của Đức Giêsu trước quan niệm
đương thời về phụ nữ. Trong khi phụ nữ bị xã hội khinh bỉ và gạt bỏ ra ngoài,
thì Đức Giêsu lại làm tăng giá trị và luôn phục hồi danh dự cho họ.
Họ để chị ta đứng ở
giữa, rồi nói với Người: “Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại
tình. Trong sách Luật, ông Mô-sê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà
đó.
Quả thực, ngoại tình
là một lỗi nặng, mà mọi nền văn minh đều lên án cách nghiêm khắc. Một xã hội
không thể coi thường lâu đài vấn đề này mà không tự huỷ diệt. Có cần bao dung
cho sự dữ và bất công mà một người phối ngẫu phải chịu không? Trong một bối cảnh
quá phóng túng và lệch lạc về dục tính như thế, nếu gia đình, con cái có thể
phát triển mà không gặp thương tổn sao?
Còn Thầy, Thầy nghĩ
sao?
Mọi người đều biết rằng,
Đức Giêsu tái biểu dương tính bất khả phân ly của hôn phối để cứu tình yêu khỏi
những tình trạng bất trung (Mt 5,31-32). Đức Giêsu đã dứt khoát và mạnh mẽ lên
án việc ngoại tình bằng cách khẳng định, dù chỉ ưng thuận trong lòng đối với ý
muốn xấu xa đó thì đã có tội rồi: “Ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong
lòng đã ngoại tình với người ấy rồi” (Mt 5,28). Lòng nhân lành của Đức Giêsu
không có nghĩa là Ngài chấp nhận tình trạng phóng đãng.
Họ nói thế nhằm thử
Người, để có bằng cớ tố cáo Người
Những người pharisêu
và kinh sư biết rằng, Đức Giêsu thương yêu các tội nhân và họ cũng yêu thương
Người. Họ vì giao du với người tội lỗi. “Ông ấy ăn uống với người tội lỗi”. Thực
sự, vụ xét xử người đàn bà ngoại tình chỉ là cớ để họ lên án Đức Giêsu, để họ
gài bẫy Người. Nếu người lên án tử hình người đàn bà này, Ngài sẽ xoá bỏ hình ảnh
xót thương mà Người đã để lại trong tâm trí kẻ tội lỗi: Nhờ đó, Người được quần
chúng mến phục, vì tình yêu, vì sự tốt lành của Người. Nếu người tha bổng người
đàn bà tội lỗi này, Người sẽ vi phạm luật Chúa, và cổ thể bị tử hình vì đã xúc
phạm đến Thiên Chúa, Đấng đã cấm phạm tội này. Như vậy, đây là “vụ xử án của Đức
Giêsu” đang diễn ra sau vụ xử án người đàn bà này.
Vụ án biểu tượng:
Bị cáo: Một người phụ
nữ.
Người tố cáo: Kinh
sư và những người pharisêu
Tội phạm: Ngoại
tình, bị phạt theo luật Môsê.
Bản án: Tử hình
Vụ án thực sự:
Bị cáo: Đức Giêsu
Người tố cáo: Cũng
nhóm kinh sư và Pharisêu
Tội phạm: Phạm thượng
Bản án: Tử hình
Nhưng Đức Giêsu cúi
xuống lấy ngón tay viết trên đất.
Sự im lặng này khởi
đầu cho sự im lặng quan trọng của Đức Giêsu trong vụ xử án chính Người.
Nhưng ở đây, phản ứng
trên rất gây ngạc nhiên. Người không làm gì cả. Người không trả lời gì hết. Người
đang vẽ, như thể một người muốn lờ đi không có gì chung quanh mình. Đó không phải
là một thứ tế nhị sao? Người không ngước mắt lên nhìn người đàn bà, vì Người biết
chị ta xấu hổ. Nhưng cũng nhận ra việc Đức Giêsu khước từ phán quyết các biến cố
dựa trên những phân tích của con người. Chẳng hạn, Người đã có thể điều tra, đặt
câu hỏi, tìm xem những trách nhiệm? Liệu có những trường hợp giảm khinh hay
không? Quá khứ của người đàn bà này có giải thích được thái độ của chị ta
không? Chồng chị đối xử với chị như thế nào? Có nên phân biệt trường hợp ngoại
tình trơ trẽn, công khai và lâu dài thường xúc phạm, làm nhục người phối ngẫu,
làm con cái đau khổ…Với trường hợp ngoại tình kín đáo, tuy cũng có tội nhưng do
yếu đuối chóng qua, chỉ gây nhục nhã trong tâm hồn? Luật lên án tử hình một tội
như vậy có quá đáng chăng? Người ta có nên mở một chiến dịch để xin bãi bỏ luật
này không? Những câu hỏi như thế, con người và xã hội vẫn thường đặt ra. Nhưng
Đức Giêsu tự ý đặt mình trên một bình diện khác. Hình như Người không quan tâm
gì. Người đang viết trên cát. Đó có phải là một thái độ thoái thác không? Hẳn
là không. Vì Đức Giêsu sắp đề cập đến “lãnh vực khác”.
Vì họ cứ hỏi mãi,
nên Người ngẩng lên và bảo họ.
Chính họ cứ vẫn hỏi
mãi. Lạy Chúa, Chúa đã giữ im lặng bao lâu? Lúc này, con đang hình dung ra Chúa
đưa mắt nhìn từng người trong bọn họ. Con ngắm nhìn đôi mắt đang di động, khi
Chúa ngửa mặt lên. Trước tiên, Chúa nhìn người đàn bà đáng thương, rồi những
người tố cáo, rồi tới đám đông…
Ai trong các ông sạch
tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi!
Chúa đòi hỏi họ phải
trở về với lương tâm của mình. Cũng ngày nọ, người ta tìm thủ phạm trong cuộc
“Philatô tàn sát những người Galilê” hay trong tai hoạ do “tháp Silôa” đổ xuống.
Đức Giêsu đặt cuộc
tranh luận trên một bình diện khác: Dưới mắt Thiên Chúa, tất cả mọi người đều
là tội nhân, và cần phải được tha thứ? anh em hãy có lòng nhân từ, như cha anh
em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét
đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ,
thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ
đong lại cho anh em bằng đấu ấy” (Lc 6,36-38). Vâng, lạy Chúa, con đang cần
lòng nhân hậu thương xót của Chúa và của kẻ khác. Vậy xin Chúa hãy ban cho con,
một trái tim biết thương xót.
Ngôn sứ Hôsê
(2,4-25) đã so sánh dân ít-ra-en với một người vợ được Chúa yêu thương mà lại
“ngoại tình” bằng những hành động “điếm đàng”. Mọi sự lìa bỏ Thiên Chúa đều là
một thứ ngoại tình, vì xúc phạm đến một Thiên Chúa dễ bị tổn thương và si tình.
Nhưng Thiên Chúa tiếp tục yêu thương một cách không mệt mỏi và tha thứ cho người
vợ bất trung, là nhân loại tội lỗi. Đó là điều khác hẳn với những cuộc tranh
cãi nới toà án, dù những cuộc tranh cãi đó hữu ích đến đâu cũng thế. Tội lỗi của
tôi đã gây tổn thương cho Chúa, cho Đấng yêu mến tôi. Chính Đức Giêsu đã nói điều
đó. Ngài đã đến để mạc khải như thế!
Rồi Người lại cúi xuống
viết trên đất. Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người
lớn tuổi
Lạy Chúa Giêsu, lần
thứ hai này, Chúa đã giữ im lặng bao lâu? Lạy Chúa, thực sự Chúa chứng tỏ lòng
thương xót với những người Pharisêu nữa. Chúa cũng không nỡ ném đá họ. Sau này,
trên thập giá Chúa sẽ cầu xin: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc
họ làm” (Lc 23,34). Ôi! Sâu thẳm thay lòng Chúa. Thay vì lột mặt nạ họ ở chỗ
công khai, Chúa đã cho phép họ “lần lượt” âm thầm rút lui, nhờ thái độ im lặng
của Chúa.
Trong một lúc lâu im
lặng, người đàn bà cũng có thời giờ suy nghĩ vì tội lỗi của mình. Nhiều điều
đang diễn ra trong đầu óc của Chị. Có thể chị đã không bao giờ thực sự nhận ra
tính nặng nề của tội chị phạm?
Nhưng tình yêu xót
thương của Thiên Chúa, “không lên án” chị, sẽ phút chốc mạc khải cho chị biết
thế nào là tình yêu thực sự. Giờ chị đang nhìn Đức Giêsu. Ngài là một con người
nhân hậu. Có lẽ chị ta đang khóc… Chị ta đã thoát chết… Chị không còn là người
“ngoại tình” nữa. Chị ta đã được thanh tẩy.
Chỉ còn lại một mình
Đức Giêsu, và người phụ nữ thì đứng ở giữa
Sự “khốn khổ” đối với
“lòng xót thương”, Thánh Âu-tinh đã bình luận như vậy. Đó là một hình tượng mà
con muốn chiêm ngắm lâu giờ. Lạy Chúa Giêsu, xin tạ ơn Chúa.
Người ngẩng lên và
nói: “Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?” Người đàn bà đáp: “Thưa
ông, không có ai cả.” Đức Giêsu nói: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu!
Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”
Tất cả những người tội
lỗi khác, các kinh sư và người pharisêu đều không hiểu gì nổi Đức Giêsu, không
hiểu gì nơi Thiên Chúa cả! Nếu họ ở lại với Đức Giêsu hẳn là họ cũng được tha
thứ như người đàn bà này. Vì Đức Giêsu vẫn thường nói: “Phần tôi, tôi không xét
đoán ai cả” (Ga 8,l5). “Tôi đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19,10).
Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng
là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ ” (Ga 3,17).
Lạy Chúa, con cũng vậy,
lúc này con đang cầu xin Chúa, con cần được cứu độ. Con ở lại với Chúa. Trong
cuối Mùa Chay này, con sẽ lãnh nhận dấu chỉ nhạy cảm và hữu hiệu, đó là bí tích
tình yêu thương xót của Chúa. Con muốn nghe từ nơi vị đại diện của Chúa, như thể
chính Chúa, những lời sau đây: “Tôi không lên án anh chị, cứ về đi, và từ nay đừng
phạm tội nữa”.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa
là Thầy và là người Anh của chúng con, Chúa tốt lành và hài hoà tế nhị biết
bao! Chúa vô cùng thông cảm và đối xử nhân hậu với chúng con, là những người tội
lỗi. Xin tạ ơn Chúa! Chúa tuyệt đối không thoả hiệp với tội lỗi và sự ác.
“Đừng phạm tội nữa”.
Tạ ơn Chúa! Chúa là Đấng không bao giờ giam hãm chúng con trong quá khứ. Đứng
tước người này người nọ mà chúng con thường nói tới. “Không thể làm gì cho hắn
được nữa… Tôi đã thử hết cách rồi…Đành chịu thôi… ” Thì chắc Chúa sẽ dừng lại
trước con người đó với lòng tin cậy, Chúa sẽ thương yêu người đó với thái độ trìu
mến, Chúa sẽ nhìn họ với một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ, đến nỗi có thể làm phát
sinh trong họ một trái tim mới. Vậy Chúa là ai mà yêu thương chúng con như thế?
Là Đấng vô cùng cao cả, là Đấng rất dễ bị tổn thương, là Đấng hết sức nghèo nàn
ư? Chúa là tình yêu vô biên. Chúa là tình Yêu!
(*)Tựa đề do
BTT.GPBR đặt
Sưu tầm: P. Mai Tự Cường
-----------------------------
Video Nhạc Thánh Ca:
CHUYỆN NGƯỜI ĐÀN BÀ 2000 NĂM TRƯỚC
(Xin bấm để nghe)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét