|
|
|
|
Dấu chân
Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ
Để khẳng định việc đã đến một nơi nào, người ta thường hay nói đã đặt chân
đến nơi ấy. Dấu chân, vì thế biểu thị sự hiện diện của một con người đã đến,
đã đi. Trong nhiều tôn giáo, nhắc đến nhiều dấu chân, theo truyền thuyết của
Đức Phật, ngày đản sinh của Đức Phật, ngài đã bước đi bảy bước trong mỗi
chiều của không gian. Theo thần thoại Hy Lạp, thần Vishnu đã bước đi 3 bước,
bước thứ nhất tiếp xúc với đất, bước thứ hai là bước trung gian, bước thứ ba
là tiếp xúc với trời. Theo thần thoại này, người ta nghĩ đó là 3 bước cơ bản
của 3 vị trí mặt trời mọc và lặn, bước trung gian là đỉnh vào giữa ngọ. Ở
Đông phương, việc thờ phượng các đôi bàn chân của thần Vishnu, của Đức Phật,
hay bàn chân tiên ông trong Đạo Lão, hay bàn chân của Mahomet ở La Mecque là
thường xuyên.
Dẫm vào dấu chân thần linh. Trong nhiều thần thoại của các dân tộc ở Việt Chân là trụ đứng của con người, cây trụ đứng giữa trời này có liên hệ với trục vũ trụ. Con người với đôi bàn chân đứng là trục và là trung tâm của vũ trụ, là trung gian giữa trời và đất, con người là đỉnh cao trong công trình sáng tạo. Là kỳ công của sáng tạo, nên con người cũng được giao phó trách nhiệm quản lý muôn loài thọ tạo. Chân đứng của con người khi khụy xuống hay bị trượt té thì muôn vật cũng theo đó bị đổ vỡ và té nhào. Trong lịch sử, con người đã ngã, vạn vật, thiên nhiên đang rên siết trong sự té ngã của con người. Con người đã không đứng vững và muôn loài cũng đang đau khổ vì cây trụ yếu ớt, mỏng dòn. Chân là điểm khởi đầu tiếp xúc với đất đối nghịch lại với đầu là phần cuối cùng của thân thể con người. Chân đạp đất biểu thị một quan niệm rất cơ bản: Siêu nhiên cần dựa trên tự nhiên. Siêu nhiên là phần tiếp xúc với đầu, nhưng đầu nhờ có chân nâng đỡ. Cũng chính vì thế khi tự nhiên bị phá đổ, siêu nhiên cũng không còn chỗ đứng. Điều này Thánh Augustinô diễn tả trong câu nói: “Để dựng nên con, Thiên Chúa không cần có con, để cứu độ con, Thiên Chúa cần đến con”. Cứu độ là hồng ân siêu nhiên hiện tại hóa trong tự nhiên nơi con người Đức Giêsu Kitô. Con người tự nhiên đã bị tội lỗi đánh gục phải nhờ một con người vô tội đến từ siêu nhiên trong con người tự nhiên để cứu vớt. Như vậy, con người muốn được cứu vớt cần được tháp nhập vào trong con người của Đức Giêsu Kitô, việc tháp nhập là do con người quyết định. Thiên Chúa không thể cứu nếu con người không muốn.
Đức cố Giáo Hoàng GP II cúi xuống hôn chân trong nghi thức rửa chân chiều Thứ Năm Tuần Thánh
Rửa chân trong chiều Thứ Năm Tuần Thánh là một biểu tượng có nhiều liên quan đến việc rửa sạch. Rửa sạch cái quyền: Quyền của người lãnh đạo đúng như vương quyền Đức Giêsu là cúi xuống rửa chân cho anh em. Thay vì trong vai chủ nhà, theo thông lệ của người Do Thái, khách đến nhà, chủ gia sẽ lấy nước để khách rửa chân, khi nào là khách quý chính chủ nhà sẽ cúi xuống rửa chân cho vị khách. Chúa Giêsu xem các môn đệ của mình là những người khách quý đến nhà, Ngài đã cúi xuống long trọng rửa chân cho các môn đệ. Hành vi này gây cho Phêrô và các môn đệ thắc mắc: “Sao Thầy lại rửa chân cho con?” Lời thắc mắc này lại mở ra câu trả lời hoàn toàn nghe khác: “Nếu không rửa chân cho con, con se không được tham dự vào Nước của Thầy”. Lĩnh vực Nước của Đức Giêsu, cũng bị các môn đệ hiểu sai về một vương quyền trần thế sắp tới. Thực sự, các ông se hiểu rõ hơn: “Nước của Ngài không thuộc thế gian này”. Rửa chân - quyền để phục vụ - Nước Trời, là 3 chủ đề liên quan với nhau. Quyền không để trục lợi nhưng để phục vụ, quyền không để chiếm hữu tư lợi nhưng để cùng nhau tiến vào dự tiệc Nước Trời. Quyền bính nếu không để giúp con người sống dồi dào và phong phú hơn, quyền ấy đang bị lạm quyền và mang lại sự chết chóc, tiêu diệt. Rửa quyền hành là rửa sạch tư lợi để được các anh chị em trong hiệp thông sự sống.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô I (thời còn hồng y) cúi xuống hôn chân 1 thanh niên nghèo khổ trong nghi thức rửa chân chiều Thứ Năm Tuần Thánh
Rửa sạch những chiếm hữu: Trần thế này không phải là tất cả, chiếm hữu càng nhiều đôi chân càng bẩn, rửa chân là rửa những chiếm hữu quá đáng của con người. Khi con người chiếm hữu cho riêng mình phần lớn sẽ chèn ép và tẩy chay những đôi chân khác dù là bé tí. Phá thai, loại trừ sự sống là cách thức chiếm hữu của con người càng nhiều càng tẩy chay lẫn nhau: “Một đứa con sinh ra sẽ chia bớt phần hưởng thụ của cha mẹ và là một gánh nặng thêm cho các gia đình và xã hội”. Rửa sự chiếm hữu để chia cho nhau sự sống và để đi đến hiệp thông trong sự sống. Rửa các mối tương quan: Chỉ khi rửa sạch các mối tương quan, con người mới hiểu được di chúc của Chúa trong Bữa Tiệc Ly: “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em”. Đó là nội dung chính của việc rửa chân.
Lm. Giuse Hoàng
Kim Toan
http://www.emty.org/ViewNewsDetail.aspx?mid=487&tabid=71&NewsPK=13765
|
Hướng về tình yêu quê hương đất nước Việt Nam, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, cổ vũ tinh thần dân tộc, chống giặc ngoại xâm dưới mọi hình thức.
NHẠC
Tìm kiếm Blog này
Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013
Rửa chân
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Nghi thức RỬA CHÂN do chính Chúa Giêsu thực hiện đầu tiên trong bữa tiệc ly cuối cùng của Ngài với các môn đệ. Ngài muốn lưu truyền nghi thức này trong Giáo hội để nên như dấu chỉ đích thực của Tình yêu thương và phục vụ của Chúa dành cho nhân loại. Kinh Thánh ghi lại:" Rồi Đức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau" Ga 13, 5. Ngài nói:" Anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em" Ga 13, 13-15.
Trả lờiXóa