(Nữ Vương Công Lý) – LTS: BBT Nữ Vương Công Lý nhận được bài viết của nhà nghiên cứu xã hội ngoài Công giáo Hồ Học – Trần Trung Luận. Ông là một người đã đi sâu nghiên cứu nhiều vấn đề xã hội và đặc biệt nhiều sự kiện của Giáo hội Công giáo. Trong một thời gian dài, ông đã đưa ra nhiều nhận định mà qua thời gian đã chứng minh sự nhận định đó là đúng đắn và chính xác.
Bài viết của ông về trường hợp các sinh viên Công giáo bị bắt, xét xử vừa qua cũng như các thanh niên Công giáo thuộc Giáo phận Vinh đã bị bắt giam trái các quy định của pháp luật hơn 1 năm qua và vai trò, cách hành động của Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp, chủ chăn Giáo phận Vinh, Chủ tịch Ủy ban Công lý – Hòa bình của HĐGMVN.
Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả – một người nghiên cứu xã hội ngoài công giáo – không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nữ Vương Công Lý.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về hộp thư nuvuongcongly@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn quý vị độc giả.
BBT Nữ Vương Công lý
Bài viết của ông về trường hợp các sinh viên Công giáo bị bắt, xét xử vừa qua cũng như các thanh niên Công giáo thuộc Giáo phận Vinh đã bị bắt giam trái các quy định của pháp luật hơn 1 năm qua và vai trò, cách hành động của Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp, chủ chăn Giáo phận Vinh, Chủ tịch Ủy ban Công lý – Hòa bình của HĐGMVN.
Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả – một người nghiên cứu xã hội ngoài công giáo – không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nữ Vương Công Lý.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về hộp thư nuvuongcongly@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn quý vị độc giả.
BBT Nữ Vương Công lý
Kể từ khi nắm chắc cây gậy Giám mục trong tay với quyền lực tâm linh của một Tông Đồ (tháng 4 năm 2010) Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp bỗng trở thành tâm điểm dõi trông của không chỉ của giới Tu sĩ, Linh mục và hơn nửa triệu Giáo dân Giáo phận Vinh, mà còn là của Giáo hội Công giáo Việt Nam đang trong tình trạng đầy bi đát bởi cuộc tấn công thô bạo và nham hiểm, cướp phá tài sản, đất đai của Giáo hội mà Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã cấp tập phát động, tập trung ở các Giáo phận Hà Nội, Giáo phận Vinh với những biến cố lớn như: Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm…
Trong cuộc tấn công này, những tài sản mang ý nghĩa truyền thống, lịch sử của Đạo Công giáo bị Nhà nước Cộng sản thẳng tay phá bỏ. Biểu tượng thiêng liêng như Thánh Giá, ảnh tượng Đức Mẹ…bị đập nát, bị xúc phạm. Lãnh đạo cao trọng của Giáo hội bị vu khống, lăng mạ… Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân bị bắt bớ, đánh đập tàn nhẫn, các hoạt động tôn giáo đơn thuần bị o ép, trấn áp.
Với sự chèo lái can đảm và đầy tư cách của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, Giám mục Cao Đình Thuyên, các Chánh xứ, các Linh mục, Tu sĩ, đặc biêt là Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà… Một phong trào phản kháng tập thể mạnh mẽ, kiên trì đã hình thành với hàng vạn lượt người tham gia những đêm thắp nến cầu nguyện, tuần hành, căng băng rôn, khẩu hiệu, bao vây các phiên tòa…
Sức mạnh của cầu nguyện tập thể, tinh thần hiệp thông liên đới đông người và kiên trì chịu đựng của những người Công giáo phản kháng đã buộc giới cầm quyền Cộng sản tham lam tàn độc phải nhiều lần lùi bước. Giới chuyên môn chính trị đã có những đánh giá về phương cách phản kháng này là: rất “bất bạo động”, là “phản kháng có tổ chức” hiêụ quả nhất (thực tế thì Nhà Thờ đã và luôn là một tổ chức chặt chẽ, ổn định, nằm ngoài sự kiểm soát của hệ thống chính trị cộng sản) có khả năng và là đủ để làm lung lay tận gốc rễ một chế độ độc tài.
Người ta đã thấp thoáng thấy hình hài của một cuộc đấu tranh chống độc tài khả thi và thích hợp cho bối cảnh riêng của Việt Nam là… một cuộc “thánh chiến bất bạo động” đòi “công lý, sự thật” bảo vệ “công bằng, sự sống, lẽ phải, “… Và thực tế cuộc “thánh chiến bất bạo động” này đã thu hút sự quan tâm chia sẻ của các lực lượng phản kháng xã hội khác… dân oan, tri thức tiến bộ, những người biểu tình yêu nước, những người bất đồng chính kiến, hoạt động dân chủ… đã nhanh chóng tiếp cận, chia sẻ, tìm kiếm sự liên đới, khiến cho giới cầm quyền hoảng loạn thật sự… nguy cơ cho sự tồn vong chính trị của chế độ độc tài đã hiện hình.
Đây là lý do chính để giới chức Hà Nội hạ quyết tâm sinh tử, đẩy cho bằng được hai lãnh đạo Giáo hội đang là hai điểm tựa của phản kháng ra khỏi vị trí mục vụ của mình và cũng là lý do để một Giám mục Giáo phận xa các trung tâm và khá thuần nếp Phêrô Nguyễn Văn Nhơn cùng một Linh mục Dòng Đa minh Phaolo Nguyễn Thái Hợp được giới chức Hà Nội đồng ý và có những “thao tác” để bước lên vị trí mới, trọng trách lớn để làm gẫy nhịp, đổi hướng dẫn tới triệt tiêu cái tinh thần”công lý sự thật”, tinh thần “thánh chiến bất bạo động” mà các vị tiền nhiệm và Giáo dân đã xây thành bằng máu và nước mắt, bằng đức tin.
Với Tổng Giám mục Nguyễn Văn Nhơn, dường như Ông đã thực hiện khá tròn trịa kế hoạch hay kịch bản mà giới cầm quyền Hà Nội đã đặt ra cho dù những gì đã diễn ra ở Giáo phận Hà Nội đối với Ông đã trở thành bi kịch. Nhưng Giám mục Nguyễn Thái Hợp với khả năng ứng biến của riêng mình, ngay trong thời điểm nhận chức, thì dư luận trong và ngoài Giáo hội (cả lực lượng an ninh và cả chúng tôi) vẫn nhìn nhận như một “ẩn số”.
Nhiều người quan sát lại cho rằng chính Ông đã tự đặt mình thành “ẩn số”, bởi nó là cách tốt nhất để thay vì phải lựa chọn: hoặc là tiếp bước những người tiền nhiệm, phát huy tinh thần “công lý, sự thật” giành lại tài sản, phẩm giá cho Giáo hội, hoà vào cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội, dân chủ hoá đất nước. Hoặc là phải thực hiện sứ vụ Giám mục Công giáo theo cách thức của Nhà nước Cộng sản Vô thần đặt ra.
Trong chuỗi biến cố sau khi trở thành Giám mục rồi chủ tịch Ủy Ban Công lý Hòa bình của Hộ đồng Giám mục Việt Nam, người ta thấy Ông khôn ngoan tỉnh táo và cũng là khá thận trọng khi đứng về phía những Giáo dân Cồn Dầu trong phiên xử án đã được một văn phòng luật sư nổi tiếng bênh vực, bằng một lá thư cá nhân với chức danh chủ tịch UBCLHB và cũng chỉ là gửi cho cá nhân lãnh đạo thành phố Đà Nẵng. Với cùng cách đó (cá nhân) Ông khéo léo tác động vào lực lượng an ninh cấp cao để giải thoát Luật Sư Lê Quốc Quân (một tín hữu Công giáo có chân trong UBCLHB Giáo phận Vinh) khỏi nơi giam giữ khi LS Quân đến tham dự phiên tòa xét xử công khai LS Cù Huy Hà Vũ.
Và cũng vẫn với tư cách cá nhân (kèm theo danh vị Giám mục) Đức Cha Nguyễn Thái Hợp nhiều lần tham gia ký tên vào các kiến nghị, các tuyên bố mang tính chất bất đồng chính kiến của giới trí thức tiến bộ về những vấn nạn của quốc gia, dân tộc, trả lời phỏng vấn các báo đài quốc tế phi cộng sản, phát ngôn ở nước ngoài… Như vậy hình ảnh một chủ chăn Công giáo tân tiến và cũng can đảm đã được xây thành. Có ai đó đã nghĩ rằng có thể với cái cách như thế, Ông sẽ tạo được mối quan hệ nào đấy được cho là “tốt đẹp” với Nhà Nước Cộng sản hung dữ và đốn mạt … và cũng có thể sẽ là vì thế mà Giáo hội Công giáo sẽ được bình an với những lễ, những hội diễn ra trong 4 bức tường của Nhà thờ.
Thế nhưng thể hiện của chính vị Giám mục này trong cả loạt vụ việc liên tục nổ ra ngay trên Giáo phận như: vụ o ép trắng trợn công cuộc xây dựng xứ đạo ở Ngọc Long, tấn công đánh đập giáo dân tại Mỹ Lộc, hay vụ xử án Giáo dân Tam Tòa trung kiên Nguyễn Thị Thu Thủy, hay hàng loạt thanh niên Công giáo bị bắt giam trái pháp luật… Đặc biệt là trận khủng bố dữ dội, đập phá cả thánh lễ, nhiều Giáo dân bị đánh trọng thương, mưu toan xóa trắng cả một vùng Công giáo ở Con Cuông, rồi đập phá hàng chục Thánh giá ở nghĩa trang công giáo sau đó… thì hình ảnh một Đức Cha thông tuệ, khôn ngoan và thận trọng đã trở nên vô nghĩa, đã không tạo được sự hiệp thông từ hàng giáo phẩm cho đến Giáo dân, đã không thể trỗi dậy tinh thần “thánh chiến bất bạo động” (như đã từng có trước đó) đã không thể bảo vệ được tài sản, phẩm giá, tinh thần cho Giáo hội ngay trên Giáo phận của mình… Đức Cha Nguyễn Thái Hợp đã không còn là một “ẩn số” nữa, nhiều tiếng nói phê phán, trách móc trong và ngoài Giáo hội đã cất lên, thậm chí có người đã nặng lời rằng Đức Cha đã “bỏ đàn chiên để giữ cây gậy”.
Và trong phiên toà xử phúc thẩm những thanh niên Công giáo trẻ trung, đạo đức, tốt lành sinh trưởng trong Giáo phận ngày 26 tháng 9 vừa qua, dư luận đã được thấy tinh thần quyết liệt của Giáo dân bảo vệ con em, bảo vệ đạo hữu của mình trong những đêm thắp nến cầu nguyện ở Đức Lân, Vạn Lộc, Mỹ Hoà, Yên Đại, Trại Gáo, Thái Hà, Cộng Đoàn Vinh tại Hà Nội…. dư luận cũng thấy thiện tình của những người lương thiện không Công giáo, những người yêu nước… và tất cả đã bất chấp mưa gió, bất chấp nguy hiểm, dấn thân, có mặt tại phiên xử để vạch trần bộ mặt thật của cái nhà nước độc tài trộm cướp này… để khẳng định những thanh niên Công giáo là vô tội… và dư luận cũng nhận thấy rằng nếu như cả Giáo phận “nên một” dưới tay chăn dắt của một chủ chăn “dùng cây gậy để giữ đàn chiên” thì tình thế của những thanh niên Công giáo tốt lành kia đã không nghiệt ngã như vậy.
Chúng tôi rất đau lòng và lấy làm tiếc cho toàn bộ những gì đã xẩy ra với Giáo phận Vinh kể từ khi có Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, nhưng ý kiến của chúng tôi luôn theo hướng tích cực hơn. (Tức là không quy chụp và phán xét cá nhân vị Giám mục này).
Chúng tôi lượng định sự việc theo hai hướng có thể như sau trong một tương lai gần:
Sự việc mới chỉ bắt đầu, vẫn còn hơn mười người nữa đang bị giam cầm trái pháp luật, và có thể sẽ có hơn mười thanh niên Công giáo thuận lành khác sẽ bị bắt giữ và bị xét xử bất cứ lúc nào… thế thì phiên xử phúc thẩm ô nhục ngày 26 tháng 9 kia, với tinh thần phản kháng quyết liệt của dư luận sẽ là động lực, là bàn đạp cho một tuyên bố “phản đối kết quả phiên xử, phản đối bắt, giam giữ người trái pháp luật” do chính Giám mục Giáo phận khởi tuyên cùng tất cả Linh mục, Tu sĩ và nửa triệu Giáo dân Giáo phận Vinh đồng ký.
Và cũng từ đây, từ Giáo phận Vinh đau thương dấy lên một phong trào “cầu nguyện tập thể” phản đối mọi hành động cưỡng bức, trù dập tôn giáo, vi phạm nhân quyền (quyền con người mà Chúa đã ban cho).
Và cũng từ đây người Công giáo Việt Nam luôn “cầu nguyện tập thể” cho quê hương đất nước đựơc an bình, được thăng tiến cùng nhân loại tiến bộ văn minh.
Nếu như thế thì đúng là Giám mục Nguyễn Thái Hợp không còn là “ẩn số” nữa, bánh xe lịch sử đã vận hành và sẽ nghiền nát cái Nhà nước độc tài Cộng sản vô luân, vô đạo này… thế thì tất cả những gì đã xẩy ra chỉ là thử thách, là chuẩn bị để vị Giám mục thông tuệ, mưu lược bước vào lịch sử.
Nhưng nếu không thế? (tức là Giám mục Nguyễn Thái Hợp đứng ngoài vận trình lịch sử) … thì số phận của những Thanh niên Công giáo yêu Nước, yêu Giáo hội kia sẽ là định mệnh nghiệt ngã cho Giám mục PhaoLô Nguyễn Thái Hợp, Ông mãi mãi sẽ chỉ là Giám mục “bỏ đàn chiên để giữ cây gậy”.
Chúng ta mong muốn điều tốt lành cho Giáo hội Công giáo, cho Đất nước, cho Dân tộc và cùng chờ xem.
Ngày 29/9/2012
Hồ học – Trần Trung Luận
Ý kiến bạn đọc