Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2018

Chúa Giêsu, Vua vũ trụ - CN XXXIV TN / B 25-11-2018


Phúc Âm: Ga 18, 33b-37
"Quan nói đúng: Tôi là Vua".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Philatô hỏi Chúa Giêsu rằng: "Ông có phải là Vua dân Do-thái không?" Chúa Giêsu đáp: "Quan tự ý nói thế, hay là có người khác nói với quan về tôi?"
Philatô đáp: "Ta đâu phải là người Do-thái. Nhân dân ông cùng các thượng tế đã trao nộp ông cho ta. Ông đã làm gì?" Chúa Giêsu đáp: "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thì những người của tôi đã chiến đấu để tôi không bị nộp cho người Do-thái, nhưng mà nước tôi không thuộc chốn này".
Philatô hỏi lại: "Vậy ông là Vua ư?"
Chúa Giêsu đáp: "Quan nói đúng. Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng về Chân lý. Ai thuộc về Chân lý thì nghe tiếng Tôi".
Ðó là lời Chúa.


NƯỚC CỦA SỰ THẬT
SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ CHÚA KI-TÔ VUA
(Ga, 33b-37)
Tôn vinh Chúa Giêsu là Vua, Giáo hội công bố bài Tin Mừng Gioan: Vua Giêsu đang bị trói, bị điệu đến trước mặt quan Philatô và bị đối xử như một tội phạm. Philatô hỏi: Ông là vua sao? Sao lạ vậy? Vua Hêrôđê còn sống sờ sờ đó mà. Vua gì mà chẳng có quân có tướng hộ vệ? Vua gì mà chẳng có vương miện cẩm bào? Trước mặt Philatô, Chúa Giêsu mang chiếc áo loang lổ máu đào, tả tơi. Phải chăng Philatô nhận ra Chúa có một tác phong uy quyền cao cả một một vị đế vương. Và trong chiều sâu tâm hồn, Philatô thán phục đánh giá cao vị vua này!
Chúa Giêsu đáp: Chính ngài nói rằng tôi là vua. Rồi Chúa giải thích thêm: Tôi sinh ra và đến thế gian để làm chứng cho sự thật, ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi. “Nước tôi không thuộc về thế gian này”. Như vậy, Chúa xác nhận Ngài là Vua, vì có một nước để Ngài thống trị. Đó là nước của sự thật: Ai thuộc về sự thật thì nghe tiếng Chúa; đó là nước của tình yêu: “Người ta sẽ căn cứ vào dấu hiệu này để nhận ra anh em là môn đệ của Thầy, là anh em thương mến nhau.” (Ga 13,35); đó là nước của sự sống: “Ai nghe lời tôi và tin vào Đấng đã sai tôi thì có sự sống đời đời” (Ga 5,24).


1. Nước của Sự Thật
Nước của Vua Giêsu là nước của sự thật và “ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”. Nhiều lần Đức Giêsu đã khước từ làm vua theo kiểu trần thế. Nước trần gian do con người thiết lập bằng sức mạnh, thường đem lại sự giàu sang và vinh quang. Đức Giêsu từ chối loại nước huy hoàng do Satan đề nghị: "Nếu ông quỳ gối thờ lạy tôi, tôi sẽ cho ông mọi nước làm sản nghiệp". Sau phép lạ hoá bánh ra nhiều, dân Do thái muốn tôn Đức Giêsu làm vua, nhưng Ngài trốn lên núi. Khi trả lời cho những kẻ gài bẫy: "chúng tôi có phải nộp thuế cho Xêza không?" Đức Giêsu đáp: của Xêza hãy trả cho Xêza, của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa.
Nước của Vua Giêsu là nước của sự thật thuộc thế giới niềm tin, thế giới tâm linh trong tâm hồn con người. Nước đó hoàn toàn khác biệt với đế quốc của Xêza hay bất cứ đế quốc nào, chủ nghĩa nào. Nước của Xêza chỉ cai trị thể xác loài người, còn nước của Đức Giêsu chiếm trọn lòng người.Thế lực của Xêza là quân đội khí giới nhà tù. Sức mạnh nước của Đức Giêsu là niềm tin yêu thương tha thứ. Dù rộng lớn, đế quốc Xêza cũng bị giới hạn, còn nước của Đức Giêsu vô biên, được thiết lập mọi nơi. Các triều đại phong kiến, các thể chế chính trị cũng đã và đang chấm dứt trong dòng thời gian như đế quốc của Xêza, chỉ còn nước sự thật và niềm tin là tồn tại muôn đời.
Chúa Giêsu là vị vua của Sự Thật và sứ mạng của Ngài là làm chứng cho sự thật. Là vua sự thật, Chúa đến thế gian để chỉ cho con người về sự thật và dạy cho con người sống sự thật. Vua Giêsu đã chỉ cho con người thấy Thiên Chúa là chân lý và là sự thật. Vua Giêsu còn chỉ cho con người thấy bộ mặt thật gian dối của thế gian, sự xảo trá của ma quỷ và thế lực của bóng tối. Nó đang tìm cách tách con người ra khỏi sự thật và gieo sự gian dối vào trong tâm hồn con người.
Kitô hữu là thần dân của nước sự thật nên dám nói lên sự thật, dám can đảm sống theo sự thật, dám chết cho sự thật.


2. Nước của Tình Yêu
Chúa Giêsu là Vua Tình Yêu. Chính tình yêu là sức mạnh của nước Ngài thiết lập. Đức Kitô là vua, nhưng lại rất khác với các vua trần thế ở chỗ: để cai trị, các vua thế gian dùng quyền lực, còn Ngài dùng tình thương. Ngài yêu thương mọi người, mọi con dân của Ngài như người mục tử tốt lành yêu thương chăn dắt đoàn chiên, biết rõ từng con chiên một, và sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì lợi ích của chiên (Ga 10,11-16). Luật pháp trong nước của Ngài là sống trong Tình Yêu. Một Tình Yêu trọn vẹn trong chiều dọc, đối với Đấng dựng nên mình là Thiên Chúa. Một Tình Yêu chan hòa trong chiều ngang đối với đồng loại của mình.
“Khi một mình đối diện với những ghen ghét thù hận của đám đông, Đức Giêsu muốn dạy ta biết Thiên Chúa là tình yêu. Đức Giêsu là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa trên trần gian. Vì yêu thương mà Ngài đã xuống trần gian. Ngài đã yêu thương cho đến chết vì yêu. Đó là tình yêu lớn lao nhất như lời Ngài nói: “Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người dám hy sinh tính mạng vì bạn hữu”. Dù những thù hận vây bọc, nhưng Đức Giêsu vẫn yêu thương. Hôm nay đơn thân độc mã trong vòng vây của hận thù, Đức Giêsu vẫn xưng vương để cho ta thấy: tình yêu thương đã chiến thắng. Hận thù đem lại chết chóc, chỉ có tình yêu thương mới cứu được thế giới. Đức Giêsu đã chiến thắng. Ngài là Đấng đầu tiên từ trong kẻ chết sống lại. Với chiến thắng, Đức Giêsu mở cửa nước của Ngài. Đó là nước của Sự Thật. Chỉ những ai thuộc về sự thật mới được vào. Và những ai thuộc về sự thật phải biết chiến thắng sự giả trá. Sự giả trá đó là sự chết, đó là những vinh hoa phú quý trần gian và đó là lòng thù hận ghen ghét. Hiểu biết sự thật, đập tan sự dối trá, ta mới tiến vào Nước Sự Sống theo bước Đức Giêsu Kitô. Với chiến thắng Ngài thật sự là Đường dẫn đến Sự Thật và Sự Sống muôn đời”. (ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt).


Nước Thiên Chúa là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17). Vua Giêsu đã thi hành vương quyền bằng cách yêu thương loài người đến nỗi sẵn sàng chết cho loài người ngay chính lúc loài người từ chối Ngài, chế giễu Ngài, thậm chí thách thức Ngài.
Tình yêu chi phối mọi sinh hoạt cuộc đời. Con người đau khổ vì không có tình yêu. Chúa là tình yêu. Chỉ những ai biết tìm đến với Ngài, được Ngài thông truyền cho tình yêu, họ mới biết mở mắt để nhận ra được mọi người anh em, như thế mới có thể yêu thương. Bản tính của tình yêu là cho đi điều tốt lành. Ai sống yêu thương thì thuộc về Chúa, là thần dân của Ngài. Nước của Chúa Kitô Vua là nước của tình yêu. Muốn vào nước ấy, phải là người có lòng yêu mến Chúa và yêu thương anh em thật sự.


3. Nước của Sự Sống
Ta là sự sống và là sự sống, ai tin Ta, dầu có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ "(Ga 11, 25-26). Thật là đại tin mừng: "Nơi Ngài là sự Sống, và sự Sống là sự Sáng cho nhân loại. Và sự sáng rạng trong tối tăm, và tối tăm đã không tiêu diệt được sự sáng" ( Ga 1,4-5).
Chúa Giêsu là sự sống lại và là sự sống nên nước của Ngài không còn bóng dáng cái chết. Khi còn ngày rộng tháng dài, Đức Giêsu không xưng vương. Nay cận kề cái chết Ngài mới xưng vương để dạy cho ta biết nước của Ngài “không thuộc thế gian này”. Sự sống trần gian này chẳng đáng giá gì so với sự sống trong Nước Chúa. Vì thế muốn vào được vương quốc của Chúa, phải biết từ bỏ tất cả, kể cả mạng sống nữa.
Chúng ta lãnh nhận sự sống từ Thiên Chúa, chỉ mình Thiên Chúa mới có thể trao ban sự sống ấy. Chúa Cha đã trao cho Chúa Con quyền này, và đặt vào tay Chúa Con, nên Chúa Con là Vua Sự Sống.
Con người tiếp nhận sự sống từ chính nguồn sống là Thiên Chúa như trái đất nhận lãnh ánh sáng từ mặt trời.Thiếu ánh sáng mặt trời thì không có sự sống trên trái đất. Cũng thế, không có Thiên Chúa thì không thể có sự sống.Thiên Chúa thông ban sự sống cho con người vì Thiên Chúa yêu thương con người.Thiên Chúa yêu thương mọi người ngay cả những ai chối bỏ và thù ghét Ngài. Con người là hình ảnh cao quý của Thiên Chúa. Thánh thiện hay tội lỗi, giàu sang hay nghèo hèn, bạn hữu hay thù địch, mỗi con người đều là hình ảnh Thiên Chúa. Chỉ xuyên qua niềm tin và tình thương con người mới đến được với Thiên Chúa. Sống cho hạnh phúc của tha nhân, đó là sự thật mà mỗi thần dân sống trong nước Vua Giêsu được mời gọi thể hiện mỗi ngày.
Nhưng ai thuộc về sự thật thì nghe Đức Kitô và ai thuộc về Đức Kitô thì hãy để Người sống và lớn lên trong cuộc đời mình và chấp nhận để Người biến đổi toàn diện. Đồng thời, chính mình cũng cần nỗ lực “làm chứng” sao cho niềm tin luôn luôn vươn lên, mà cũng không quên nhiệt tình tông đồ là làm cho những người lân cận nhận biết và tin yêu Chúa Kitô nữa.


Ở Bãi Dâu - Vũng Tàu, có một tượng Chúa Kitô Vua thật lớn dựng trên triền núi quay mặt ra biển, đôi tay giang rộng như ôm lấy cả trùng dương. Ngư dân quanh đó kể lại rằng những khi ra khơi, họ vẫn căn cứ vào đó để mà định hướng đi về, và nhiều lần sóng gió họ cũng hướng về đó để mà cầu nguyện xin ơn bình an.
Giữa trùng dương cuộc sống, Kitô hữu biết rằng Chúa Kitô vẫn luôn hiện diện như một chuẩn đích để định hướng tin yêu hy vọng. Xin Người cũng làm Vua quy tụ mọi sự trong Nước vĩnh cửu của Người.
Mừng lễ Chúa Giêsu - Vua Vũ Trụ - Vua Sự Thật - Vua Tình Yêu - Vua Sự Sống, chúng ta hãy để cho Vua Giêsu chiếm trọn tất cả con người mình, từ tư tưởng lời nói cho đến việc làm. Chúng ta không còn thuộc về thế giới của bóng tối và tội lỗi. Chúng ta thuộc về vương quyền của Vua Giêsu là vương quyền của sự sống và sự thật, vương quyền của niềm tin và ân sủng, vương quyền của sự thánh thiện công lý và tình yêu hòa bình (Kinh Tiền Tụng).
Giêsu, lạy Chúa từ nhân,
Tâu Vua vinh hiển, thần dân kính mừng!
Duy Ngài là lẽ cậy trông,
Là trung tâm điểm của dòng thời gian.
Quyền uy thống trị vũ hoàn,
Chúng con tình nguyện làm dân con Ngài.
                                     (Thánh Thi Kinh sáng lễ Chúa Kitô Vua)
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
Nguồn: https://www.tonggiaophanhanoi.org/phung-vu/suy-niem-loi-chua/suy-niem-chua-nhat/14849-nuoc-cua-su-that-le-chua-kito-vua-nam-b-lm-giuse-nguyen-huu-an.html
Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

15-11 - Lễ kính Thánh An-béc-tô Cả, Giám mục, Tiến Sĩ Hội Thánh

Thánh Albert Cả (Albertus Magnus), gm, tiến sĩ hội thánh

I. Ghi nhận lịch sử - phụng vụ

Thánh Albertô Cả qua đời tại Cologne ngày 15 tháng 10 năm 1280, và lễ nhớ ngài là ngày giỗ của ngài. Ngài được Đức Giáo Hoàng Grégoire XV phong chân phước ngày 15 tháng 9 năm 1622, và được Đức Piô XII phong thánh với tước hiệu tiến sĩ Hội Thánh ngày 16 tháng 12 năm 1931. Ngài cũng là “thánh bổn mạng của tất cả những ai chuyên nghiên cứu các khoa học vật lý và tự nhiên” (Piô XII).

Thánh Albert sinh tại Lauingen (Bavière), trên bờ sông Danube, khoảng năm 1206. Cha ngài là một sĩ quan cận vệ của vua Fréderic II. Năm 1222, chàng thanh niên Albert vốn tỏ ra có nhiều đức tính, đặc biệt óc quan sát và sự ham thích thí nghiệm, nên được gửi đến thành phố đại học Bologne. Tại đây ngài gặp vị tu sĩ lỗi lạc Jourdain de Saxe, bề trên tổng quyền Dòng Đaminh, biệt danh là “tiếng còi hụ của các trường học” và ngài xin gia nhập Dòng Anh Em Thuyết Giáo.

Năm 1229, tại Padua, thày nhận áo dòng thánh Đa-minh từ chính cha Jourdain de Saxe, và cha nhận ra thày là một con người “thực sự cao quí, cả thể chất lẫn tinh thần” (Thư gửi Diane d’Andalo).

Năm 1228, thầy Albert sống tại Cologne, thành phố đại học, tại đây thầy vừa dạy học vừa theo đuổi việc nghiên cứu. Nhận thấy rõ sự xâm nhập ồ ạt của khoa học Hi Lạp và Ả Rập ở phương Tây, “Thầy Albert” là người tiên phong lao mình vào việc nghiên cứu các bản văn ─ đã dịch sang tiếng la tinh ─ của ba “triết gia - y sĩ” lỗi lạc trong việc truyền bá tư tưởng Aristote: Avicenne, Averroes, và Maimonide. Thế là Aristote được thánh Albert đánh giá là “triết gia siêu hình tinh tế”, và không bị phủ nhận, trái lại còn được chấp nhận và “Kitô hóa”. Triết học Aristote bấy giờ trở thành “nữ tì” của tín lý Kitô giáo, vì theo Maimonide trong Hướng dẫn những người lầm lạc, thì “suy tư triết học không mâu thuẫn với mạc khải, trái lại còn giúp hiểu mạc khải rõ hơn.”

Từ 1245 đến 1248, thầy Albert giảng dạy ở Paris và tiếp tục việc học hỏi và nghiên cứu, luôn luôn trung thành với việc suy gẫm mỗi ngày một trang Kinh Thánh. Cho tới hôm nay, nhiều nơi trong thủ đô còn gợi nhớ đến vị thánh tiến sĩ: công trường Maubert (viết tắt của chữ Magister Albertus), đường Maỵtre-Albert... Trong số các học trò của ngài có thánh Thomas d’Aquin, vị “tiến sĩ thiên thần” tương lai.

Cuối năm 1248, thánh Albert trở về Cologne, tại đây ngài lập Trường Thần học Cao cấp (Studium Generale). Thánh Thomas theo ngài làm học trò, được ngài gửi sang Pháp với lời nhắn nhủ sau: “Bây giờ con hãy trở về Paris, vì con thông minh hơn thầy.” Có thiên khiếu hòa giải, thánh Albert đứng ra làm trọng tài cho nhiều vụ xung đột, trong đó có cuộc xung đột giữa thành phố Cologne với vị tổng giám mục của ngài. Năm 1254, ngài được chọn làm bề trên tỉnh dòng Đaminh vùng Teutonie, gồm nước Đức, Alsace, Bỉ và Hà Lan. Khi ấy ngài phát động phong trào nghiên cứu. Ngài nói với các hội viên tu sĩ của ngài: “Anh em hãy là ánh sáng thế gian và nhà vô địch đức tin”. Ngài cũng trông coi việc tuân giữ hiến pháp Dòng và không ngần ngại ra những hình phạt khi cần.

Năm 1256, thầy Albert đến thành phố Anagni thuộc quyền giáo hoàng, gần Rôma, để bênh vực trước Đức giáo hoàng Alexandrô IV cho vụ kiện các Dòng Khất Sĩ bị tố cáo bởi các giáo sĩ “triều” cho rằng họ là những kẻ lừa đảo khi dám kết hợp việc nghiên cứu với sự nghèo khó. “Các ông là tai ương của thời đại mới!” nhà thần học của Paris tên là Guillaume de Saint-Amour tuyên bố. Thánh Albert và thánh Bonaventura đáp lại: “Trái lại, chúng tôi là niềm hi vọng cho thời đại mới!” Đức giáo hoàng xử các “khất sĩ" thắng kiện, và phong Albert làm giám mục Ratisbonne. Nhưng đây là một thất bại! Sau hai năm giám mục (1160-62), ngài từ chức. Ở tuổi 60, thầy Albert tiếp tục viết các tác phẩm và sẵn sàng cho các hoạt động truyền giáo. Năm 1263, ngài thất bại trong cố gắng phát động cuộc thập tự chinh thứ tám trong vùng nói tiếng Đức, sau đó ngài lại tiếp tục việc giảng dạy: ở Wurzbourg (1264), ở Strasbourg (1267) và ở Cologne (1270). Năm 1274, là năm thánh Thomas Aquinô qua đời, thánh Albert tham dự Công đồng Lyon, tại đây “Người phương Đông và phương Tây ─ theo ghi nhận của vị thánh tiến sĩ - cùng nhau hát chung Kinh Tin Kính bằng tiếng la tinh rồi bằng tiếng Hy lạp”. Năm 1277, khi giám mục Tempier của Paris kết án những luận đề của thánh Thomas, thánh Albert trở lại Paris để biện hộ cho học trò của mình. Thánh nhân tuyên bố về thánh Thomas Aquinô như sau: “Ngài vẫn đang sống giữa chúng ta bằng sự uyên bác và thánh thiện của ngài.”

Những năm cuối đời, thánh Albert Cả mắc những chứng bệnh nghiêm trọng: mắt bị mù và mất trí nhớ. Ngài luôn ở nơi cô tịch “để cầu nguyện và ca hát”, theo lời kể của người viết sử, H. Hedford. Ngài qua đời tại Cologne ngày 15 tháng 11 năm 1280, hưởng thọ gần 80 tuổi, để lại mọi tài sản của mình cho các công cuộc từ thiện.


II. Thông điệp và tính thời sự

Lời Nguyện của ngày, thánh Albert biết “phối hợp kiến thức loài người với chân lý mạc khải”. Các tước hiệu “cao cả” và “tiến sĩ hoàn vũ” mà người ta dành cho ngài nói lên công trình vô song của ngài như là người mở đường cho công trình tổng hợp của thánh Thomas Aquinô, và cả của khoa học thời cận đại. Ngài giảng dạy triết học như một khoa học độc lập, và nhất là như một “nữ tỳ của thần học”: như thế ngài đã mở đường cho phương pháp kinh viện trung thực nhất. Xác tín rằng giữa khoa học và đức tin có sự phân biệt nhưng không mâu thuẫn, ngài đã chăm chỉ quan sát và thí nghiệm. Phụng vụ Giờ Kinh Sách trích một bài bình luận của thánh Albert Cả về phép Thánh Thể, với một sự rõ ràng đáng kinh ngạc: “Chúa không thể truyền cho chúng ta một điều gì ích lợi hơn, êm ái hơn, tốt lành hơn, đáng yêu hơn, mang lại sự sống vĩnh cửu hơn... Bí tích này là bí tích của cây mang quả trường sinh... Bí tích này thể hiện tình yêu và sự hợp nhất... Giống như thể Chúa nói: ‘Họ không thể kết hợp với Ta, và Ta với họ, một cách thâm sâu và gần gũi hơn...’ Trong sự dịu dàng của Người, Thiên Chúa tự trao ban chính mình cho những con người có phúc.

Trong một sắc thư năm 1933, Đức giáo hoàng Piô XI tuyên bố: “Giọng nói hùng hồn của thánh Albert Cả vang lên trong các tác phẩm tuyệt vời của ngài. Giọng nói đó la to lên cho chúng ta với tất cả sức lực rằng khoa học đích thực, đức tin và đời sống dựa trên đức tin có thể hòa hợp trong tinh thần con người, thậm chí bắt buộc phải như vậy, vì đức tin siêu nhiên vừa bổ túc cho khoa học, vừa là đích điểm hoàn hảo nhất của khoa học.”


Một phần quan trọng trong tác phẩm của thánh Albert được dành cho Đức Maria, mà thánh nhân đã học biết và cầu nguyện với Người từ tuổi trẻ, khi đang thời kỳ nhà tập: “Bao giờ chúng ta sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng dung nhan dịu dàng của Đức Maria, Mẹ chúng ta, mà chúng ta đã từng khao khát bấy lâu ở trần gian này? Bao giờ chúng ta sẽ được sống gần Mẹ? Chúng ta có đủ kiên trì không? Khi ấy chúng ta sẽ nghe Mẹ nói: Các con của Mẹ, đây là Mẹ của các con. Các con của Mẹ, đây là Giêsu, anh của các con!”

Enzo Lodi

Nguồn: https://tonggiaophanhanoi.org/phung-vu/hanh-cac-thanh/12787-ngay-15-11-thanh-an-bec-to-ca-giam-muc-tien-si-hoi-thanh-1206-1280.html
Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

 

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

SUY NIỆM LỜI CHÚA:"ĐẾN ĐỂ PHỤC VỤ"(Lc 17, 7-10) - Ngày Thứ Ba Tuần 32 TN 13-11-2018

Trong bữa Tiệc Ly, Đức Giê-su quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ

"Chúng tôi là đầy tớ vô dụng: vì chúng tôi đã làm điều chúng tôi phải làm".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca 17, 7-10 

Khi ấy, Chúa Giêsu phán: "Ai trong các con có người đầy tớ cày bừa hay chăn súc vật ngoài đồng trở về liền bảo nó rằng: "Mau lên, hãy vào bàn dùng bữa", mà trái lại không bảo nó rằng: "Hãy lo dọn bữa tối cho ta, hãy thắt lưng và hầu hạ ta cho đến khi ta ăn uống đã, sau đó ngươi mới ăn uống"? Chớ thì chủ nhà có phải mang ơn người đầy tớ, vì nó đã làm theo lệnh ông dạy không? Thầy nghĩ rằng không.

"Phần các con cũng vậy, khi các con làm xong mọi điều đã truyền dạy các con, thì các con hãy nói rằng: "Chúng tôi là đầy tớ vô dụng, vì chúng tôi đã làm điều chúng tôi phải làm".

Ðó là lời Chúa.

Trong bữa Tiệc Ly, Đức Giê-su quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ


Suy niệm

ĐẾN ĐỂ PHỤC VỤ

(Lc 17, 7-10)

Qua những nguồn tin trên các trang mạng, chúng ta thấy: Đức Thánh Cha Phanxicô đang được cả thế giới tôn vinh và khen ngợi. Nhân loại ca ngợi ngài không phải ở khả năng tri thức vượt trội, cũng không phải vì những triết thuyết cao siêu, hay uy tín vốn được gắn với tước vị Giáo hoàng từ bao đời...! Nhưng người ta kính nể vì Đức Giáo Hoàng là một con người bình dân. Ngài sẵn sàng xuống đường để ôm hôn một người dị tật, lắng nghe một em bé đang muốn tâm sự. Ngài cũng khước từ những điều sang trọng cần có đối với một vị lãnh tụ tinh thần của Giáo Hội. Ngài cũng không ngần ngại đứng xếp hàng để nhận cơm tại một quán ăn và cũng không có khoảng cách khi cùng ngồi ăn với những công nhân sửa ống nước tại Vatican. Ngài còn là một người sống tinh thần nghèo khó khi lựa chọn những phương tiện đơn giản nhất, hoặc công cộng để di chuyển...

Đức Giáo Hoàng Phanxicô rửa chân cho các tù nhân

Tất cả những điều đó cho thấy: Đức Giáo Hoàng Phanxicô không ưa được dành quyền đặc lợi cho mình, mà sẵn sàng trong thái độ của người phục vụ... Ngài đã làm những chuyện đó là vì ngài muốn làm mọi việc cho vinh quang Chúa chứ không phải cho mình được nổi trội. 

Thực ra trong thế giới hôm nay, sự mong muốn được an thân, khao khát được sung sướng và thái độ cầu an cũng như mong muốn được phục vụ đang kéo dần người Kitô hữu đi theo như cơn lũ bão... Nhưng thử hỏi: liệu những cung cách đó có làm cho khuôn mặt của Đức Giêsu được sáng tỏ hay không? Phải chăng nó đã làm cho Ngài bị lu mờ qua những cái bóng của sự tự kiêu, ích kỷ...

Sứ điệp lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy cố gắng sống tốt đúng với tư cách là môn đệ của Chúa. Luôn noi gương Chúa đến để phục vụ chứ không phải để được người khác phục vụ. Luôn yêu mến đời sống đơn giản vì ích lợi cho mình và người khác. Luôn chu toàn bổn phận của mình trong tư cách là người tôi tớ.

Cần nhớ một điều rằng: chỉ khi nào chúng ta từ bỏ mình, sống tinh thần phục vụ, chúng ta mới trở nên mình hơn và giống hình ảnh của một vị Thiên Chúa đến để phục vụ vì ích lợi của con người. 

Chính Công Đồng Vaticanô II trong Hiến chế "Vui mừng và hy vọng" đã để lại một châm ngôn đáng được chúng ta suy niệm và đem ra thực hành: “Con người chỉ tìm gặp lại bản thân bằng sự hiến thân vô vị lợi mà thôi”. Điều này cũng được thánh Phanxicô Assisi đã tâm nguyện qua Kinh hòa bình: “Chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân”. 


Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con ý thức được vai trò của người môn đệ, và xin cho chúng con biết can đảm lựa chọn trong tinh thần của người tôi tớ. Amen.

Giuse Vinhsơn Ngọc Biển SSP

Nguồn: https://www.tonggiaophanhanoi.org/to-chuc-giao-phan/222-loi-chua-moi-ngay/12864-thu-ba-tuan-xxxii-thuong-nien.html
Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018

Ở ĐỜI QUÝ NHẤT TẤM LÒNG (Mc 12, 38-44) - CN XXXII TN / B - Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ -


Ai cũng biết dâng cúng là sẻ chia, là cho đi một phần những gì mình có. Sách Tông Đồ Công Vụ ghi lại lời Chúa Giêsu dạy các Tông Đồ : “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35), nhưng để trở thành phúc nhân, cầu phải cho đúng cách mới mong có cái kết hậu thì không phải ai cũng biết và thực hành.
Người xưa cũng khái quát được vấn đề bằng câu “Của cho không bằng cách cho”. Quả thật, trước khi cho đi ta phải nghĩ đến “của cho” và “cách cho”. “Của cho” xét cho cùng không quan trọng bằng “cách cho”. Cho thế nào để nói lên tấm lòng chân thành của mình và nhất là làm cho người nhận cảm thấy vui lòng. Đặc biệt đối với Chúa, tấm lòng chân thành dâng hiến luôn được Chúa coi trọng: “Ta muốn lòng nhân chứ không phải hy lễ”.
Cho đi là quý nhưng không phải cho suông mà cho với cả tấm lòng. Một cuộc đời biết cho đi là một cuộc đời hạnh phúc. Hạnh phúc của chúng ta tùy thuộc vào mức độ và cách thức chúng ta trao ban cho tha nhân những gì mình có. Sống vì và sống cho người khác là cách làm tăng trưởng nhân cách và phẩm giá của mỗi người. Cho đi là cả một nghệ thuật mà chúng ta cần phải trau dồi cho bản thân mỗi ngày. Thế nhưng, cho đi cái gì và cho như thế nào lại là một vấn nạn. Học biết cho đi đã khó, nhưng học biết cách thức cho đi lại càng khó khăn gấp bội.
Bà góa ở Xarepta có vẻ miễn cưỡng phải cho, bà ngập ngừng, lúng túng trước lời xin của Êlia, hoàn cảnh khốn khổ của bà làm cho bà khó làm phúc. Nhưng rồi cuối cùng bà cũng dám cho đi cái phần để nuôi sống mẹ con bà với tấm lòng tin tưởng phó thác và đầy tôn trọng đối với người xin bà. Còn bà góa nghèo được Tin mừng nhắc đến hôm nay có một thái độ rất anh hùng. Chúa Giêsu đã đề cao bà như một gương mẫu cho chúng ta về cách cho đi mà không tính toán, để các môn đệ cũng như chúng ta ngày hôm nay noi gương bắt chước học đòi.


Câu hỏi được đặt ra : Các bà góa nghèo đã dâng gì và dâng như thế nào ?
Tin Mừng theo thánh Marcô thuật lại cho chúng ta câu chuyện diễn ra trong Đền thờ Giêrusalem nơi dân chúng bỏ tiền dâng cúng. Có nhiều người giàu bỏ bao nhiêu đồng tiền, song có một góa phụ nghèo, chỉ bỏ hai đồng xu nhỏ. Chúa Giêsu quan sát kỹ lưỡng người đàn bà ấy và Người lưu ý các môn đệ về sự tương phản trong cảnh tượng này. Chúa Giêsu nói, bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn ai hết, bà tuy thật túng thiếu, nhưng đã bỏ vào thùng tiền tất cả những gì bà có để nuôi sống mình. Còn những người khác rút từ túi mình tiền dư bạc thừa của họ mà dâng cúng. Vậy là thước đo không phải là số lượng nhưng là với cả tấm lòng thành. Đây không phải là vấn đề ví tiền, nhưng là con tim, là tấm lòng. Có sự khác biệt giữa ví tiền và con tim.
Những người giàu có khoa trương cho đi những điều dư thừa, trong khi bà góa, kín đáo và khiêm tốn, do sự nghèo khó cùng cực của bà, lẽ ra bà có thể chỉ cúng một đồng cho Đền thờ và một đồng kia giữ lại cho mình. Nhưng bà không muốn kiểu sống nửa với, nghĩa là dâng cho Thiên Chúa nửa chừng; bà dâng tất cả. Vì thế, Chúa Giêsu nói, bà đã cho nhiều hơn tất cả những người khác. Trong sự nghèo khó của mình, bà hiểu rằng, có Chúa là có tất cả; bà cảm thấy được Chúa hoàn toàn yêu thương và đáp lại bà yêu Chúa trọn vẹn. Gương của bà già ấy mới đẹp làm sao!


Kinh nghiệm cho thấy có những khi chúng ta cho đi, nhưng người khác lại không đón nhận, hoặc có lúc người ta đón nhận nhưng chỉ đón lấy trong sự ép buộc chứ không mấy vui vẻ. Thành thực mà nói, nhiều khi ta trao tặng mà người kia không đón nhận, có lẽ không phải vì món quà không có giá trị, nhưng vì cách thức chúng ta cho đi có vấn đề. Chúng ta hãy cho đi bằng tất cả tấm lòng và hãy học cách cho đi như chính Đức Giêsu đã cho đi.
Nhìn lại trong dòng lịch sử, không có ai có cách cho đi đẹp cho bằng Đức Giêsu. Người đã cho đi tất cả kể cả mạng sống của mình chỉ vì yêu thương nhân loại. Sự trao hiến của Người là một sự cho đi đến tận cùng, một sự cho đi không tính toán. Người không những cho đi chính mình mà còn dạy cho nhân loại chúng ta biết nghệ thuật của sự cho đi. Có thể nói, cả cuộc đời Đức Giêsu là một lời giáo huấn liên tục về sự cho đi và cách thức cho đi.


Như thế, kim chỉ nam của sự cho đi chính là sự chân thành phát xuất từ một con tim biết cảm thông và yêu thương. Một khi chúng ta biết cho đi bằng cả tấm lòng thì chắc chắn món quà của chúng ta sẽ được người khác đón nhận với tất cả lòng biết ơn và lòng cảm mến. Nghệ thuật cho đi là bài học chúng ta cần trau dồi mỗi ngày hầu có thể hoàn thiện bản thân và đem lại hạnh phúc cho chính mình và cho tha nhân.
Cầu Nguyện:
Xin Chúa giúp cho chúng ta hiểu rõ giá trị của sự cho đi với tấm lòng quảng đại theo gương Chúa. Hãy quảng đại đối với Chúa và mọi người để được hưởng tấm lòng quảng đại của Chúa dành cho chúng ta. Amen.
Nguồn: http://www.mtgthuduc.net/index/2018/11/cac-bai-suy-niem-chua-nhat-32-thuong-nien-nam-b/#NGH%C3%88O_M%C3%80_H%E1%BA%A0NH_PH%C3%9AC_
Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

KINH CẦU CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM & DANH SÁCH (Tiếng Pháp)



Litanies des Saints Martyrs du Vietnam


Seigneur, ayez pitié de nous.
Christ, ayez pitié de nous.
Seigneur, ayez pitié de nous.
Christ, écoutez-nous. 
Christ, exaucez-nous.
Père céleste, qui êtes Dieu, ayez pitié de nous. 
Fils, Rédempteur du monde, qui êtes Dieu, ayez pitié de nous.
Esprit Saint, qui êtes Dieu, ayez pitié de nous.
Trinité Sainte, qui êtes un seul Dieu, ayez pitié de nous.
Sainte Marie, Reine des Martyrs, pour nous.
Sainte Marie, Reine de tous les Saints, priez pour nous.
Saint Matthieu Alonso Leciniana, priez pour nous.
Saint François Gil de Federich, priez pour nous.
Saint Hyacinthe Castaneda, priez pour nous.
Saint Vincent Le Quang Liem, priez pour nous.
Saint Emmanuel Nguyen Van Trieu, priez pour nous.
Saint Jean Dat, priez pour nous.
Saint Pierre Le Tuy, priez pour nous.
Saint François Isidore Gagelin, priez pour nous.
Saint Paul Tong Viet Buong, priez pour nous.
Saint André Tran Van Trong, priez pour nous.
Saint Joseph Marchand, priez pour nous.
Saint Jean Charles Cornay, priez pour nous.
Saint François Xavier Can, priez pour nous.
Saint François Do Van Chieu, priez pour nous.
Saint Dominique Henares, priez pour nous.
Saint Vincent Do Yen, priez pour nous.
Saint Joseph Nguyen Dinh Uyen, priez pour nous.
Saint Pierre Nguyen Ba Tuan, priez pour nous.
Saint Clement Ignace Delgado, priez pour nous.
Saint Joseph Fernandez, priez pour nous.
Saint Bernard Vu Van Due, priez pour nous.
Saint Dominique Nguyen Van Hanh, priez pour nous.
Saint Antoine Nguyen Dich, priez.
Saint Michel Nguyen Huy My, priez pour nous.
Saint Jacques Do Mai Nam, priez pour nous.
Saint Joseph Dang Dinh Vien, priez pour nous.
Saint Joseph Hoang Luong Canh, priez pour nous.
Saint Pierre Nguyen Van Tu, priez pour nous.
Saint François Jaccard, priez pour nous.
Saint Thomas Tran Van Thien, priez pour nous.
Saint Vincent Nguyen The Diem, priez pour nous.
Saint Pierre Dumoulin Borie, priez pour nous.
Saint Pierre Vo Dang Khoa, priez pour nous.
Saint Pierre Truong Van Duong, priez pour nous.
Saint Paul Nguyen Van My, priez pour nous.
Saint Pierre Vu Van Truat, priez pour nous.
Saint Dominique Vu Dinh Tuoc, priez pour nous.
Saint Augustin Phan Viet Huy, priez pour nous.
Saint Nicolas Bui Duc The, priez pour nous.
Saint Dominique Dinh Dat, priez pour nous.
Saint Thomas Dinh Viet Du, priez pour nous.
Saint Dominique Nguyen Van Xuyen, priez pour nous.
Saint Thomas Nguyen Van De, priez pour nous.
Saint François-Xavier Ha Trong Mau, priez pour nous.
Saint Augustin Nguyen Van Moi, priez pour nous.
Saint Etienne Nguyen Van Vinh, priez pour nous.
Saint Dominique Bui Van Uy, priez pour nous.
Saint André Tran An Dung Lac, priez pour nous.
Saint Pierre Truong Van Ti, priez pour nous.
Saint Pierre Nguyen Van Hieu, priez pour nous.
Saint Paul Pham Khac Khoan, priez pour nous.
Saint Jean-Baptiste Dinh Van Thanh, priez pour nous.
Saint Joseph Do Quang Hien, priez pour nous.
Saint Luc Vu Ba Loan, priez pour nous.
Saint Thomas Toan, priez pour nous.
Saint Antoine Nguyen Huu Quynh, priez pour nous.
Saint Pierre Nguyen Khac Tu, priez pour nous.
Saint Dominique Trach, priez pour nous.
Saint Jean-Baptiste Con, priez pour nous.
Saint Paul Nguyen Ngan, priez pour nous.
Saint Joseph Nguyen Dinh Nghi, priez pour nous.
Saint Martin Ta Duc Thinh, priez pour nous.
Saint Martin Tho, priez pour nous.
Saint Simon Phan Dac Hoa, priez pour nous.
Saint Agnès Le Thi Thanh, priez pour nous.
Saint Pierre Khanh, priez pour nous.
Saint Matthieu Le Van Gam, priez pour nous.
Saint Augustin Schoeffler, priez pour nous.
Saint Jean-Louis Bonnard, priez pour nous.
Saint Philippe Phan Van Minh, priez pour nous.
Saint Joseph Nguyen Van Luu, priez pour nous.
Saint André Nguyen Kim Thong, priez pour nous.
Saint Laurent Nguyen Van Huong, priez pour nous.
Saint Paul Le Bao Tinh, priez pour nous.
Saint Michel Ho Dinh Hy, priez pour nous.
Saint Pierre Doan Van Van, priez pour nous.
Saint Joseph-Marie Diaz Sanjurjo, priez pour nous.
Saint Melchior Garcia Sampedro, priez pour nous.
Saint François Tran Van Trung, priez pour nous.
Saint Dominique Ha Trong Mau, priez pour nous.
Saint Dominique Pham Trong Kham, priez pour nous.
Saint Luc Pham Trong Thin, priez pour nous.
Saint Joseph Pham Trong Ta, priez pour nous.
Saint Paul Le Van Loc, priez pour nous.
Saint Dominique Dinh Cam, priez pour nous.
Saint Paul Hanh, priez pour nous.
Saint Emmanuel Le Van Phung, priez pour nous.
Saint Pierre Doan Cong Quy, priez pour nous.
Saint Thomas Khuong, priez pour nous.
Saint Joseph Le Dang Thi priez pour nous.
Saint Pierre-François Néron, priez pour nous.
Saint Jean-Théophane Venard, priez pour nous.
Saint Pierre Nguyen Van Luu, priez pour nous.
Saint Joseph Tuan, O.P., priez pour nous.
Saint Jean Doan Trinh Hoan, priez pour nous.
Saint Matthieu Nguyen Van Phuong, priez pour nous.
Saint Pierre Almato Ribera, priez pour nous.
Saint Valentin Berrio Ochoa, priez pour nous.
Saint Jérôme Hermosilla, priez pour nous.
Saint Etienne-Théodore Cuenot, priez pour nous.
Saint Joseph Nguyen Duy Khang, priez pour nous.
Saint Joseph Tuan, priez pour nous.
Saint Laurent Ngon, priez pour nous.
Saint Joseph Tuc, priez pour nous.
Saint Dominique Ninh, priez pour nous.
Saint Paul Duong, priez pour nous.
Saint Dominique Huyen, priez pour nous.
Saint Dominique Toai, priez pour nous.
Saint Pierre Dinh Van Dung, priez pour nous.
Saint Vincent Duong, priez pour nous.
Saint Pierre Thuan, priez pour nous.
Saint Dominique Mao, priez pour nous.
Saint Dominique Nguyen, priez pour nous.
Saint Dominique Nhi, priez pour nous.
Saint André Tuong, priez pour nous.
Saint Vincent Tuong, priez pour nous.
Saint Pierre Da, priez pour nous.
Tous les Saints hommes et femmes, intercédez pour nous.

Agneau de Dieu, qui effacez les péchés du  monde, pardonnez-nous, Seigneur.
Agneau de Dieu, qui effacez les péchés du monde, exaucez-nous, Seigneur.
Agneau de Dieu, qui effacez les péchés du monde, ayez pitié de nous.

Priez pour nous, Saints Martyrs du Vietnam,  
Afin que nous devenions dignes des promesses de Jésus-Christ.

Prions

Seigneur notre Dieu, Source et Origine de toute paternité, Vous qui avez donné aux Saints Martyrs André et ses Compagnons la grâce d'être fidèles à la Croix de Votre Fils jusqu'à l'effusion de leur sang, accordez-nous, par leur intercession, de savoir annoncer aux autres Votre Amour afin de pouvoir être appelés fils de Dieu et de l'être vraiment. Par Jésus, le Christ, notre Seigneur. Amen

vietnam_martyrs_paul_mi_pierre_duong_pierre_truat_18_december_1838


a

MARTYRS DU VIETNAM
(+1745-1862)
André Dung-Lac, prêtre
Thomas Thien et Emanuele Phung, laïcs
Girolamo Hermosilla, Valentino Berrio Ochoa, O.P.
et six autres evêques
Théophane Venard, prêtre M.E.P. et 105 compagnons, martyrs

L'EGLISE AU VIETNAM FÉCONDÉE PAR LE SANG DES MARTYRS

L'œuvre de l'évangélisation, entreprise dès le début, du XVIème siècle, puis établie dans les deux premiers Vicariats Apostoliques du Nord (Dâng-Ngoâi) et du Sud (Dâng-Trong) en 1659, a connu au cours des siècles un admirable développement. A l'heure actuelle, les Diocèses sont au nombre de 25 (10 au Nord, 6 au Centre et 9 au Sud). Les catholiques sont environ 6 millions (presque 10% de la population). La hiérarchie catholique vietnamienne a été érigée par le Pape Jean XXIII le 24 novembre 1960.
Ce résultat est dû aussi au fait que, dès les premières années de l'évangélisation, la semence de la Foi a été mêlée sur la terre vietnamienne au sang abondamment versé des Martyrs, tant du clergé missionnaire que du clergé local et du peuple chrétien du Viêt-Nam. Tous ont supporté ensemble les fatigues de l'œuvre apostolique et ont d'un même cœur affronté aussi la mort pour rendre témoignage à la vérité évangélique. L'histoire religieuse de l'Eglise du Viêt-Nam enregistre qu'il y a eu en tout 53 Décrets, signés par les Seigneurs TRINH et NGUYEN et par les Empereurs qui, pendant trois siècles XVIIe, XVIIIe, XIXe : exactement 261 ans (16251886), ont promulgué contre les chrétiens des persécutions l'une plus violente que l'autre. On compte environ 130.000 victimes tombées un peu partout sur le territoire du Viêt-Nam.
Au cours des siècles, ces Martyrs de la Foi ont été ensevelis d'une manière anonyme, mais leur mémoire est restée toujours vivante dans l'esprit de la communauté catholique.
Dès le début du XX siècle, dans cette foule de héros, 117 personnes - dont les épreuves sont apparues les plus cruelles - ont été choisies et élevées aux honneurs des autels par le Saint-Siège en 4 séries de Béatifications:
en 1900, par le Pape LÉON XIII, 64 personnes
en 1906, par le Pape S. PIE X, 8 personnes
en 1909, par le Pape S. PIE X, 20 personnes
en 1951, par le Pape PIE XII, 25 personnes
Ces Bienheureux peuvent être classés comme suit:
11 Espagnols: tous de l'Ordre des Frères Prêcheurs (Dominicains): 6 Évêques et 5 Prêtres.
10 Français: tous de la Société des Missions Étrangères de Paris: 2 Évêques et 8 Prêtres.
96 Vietnamiens: 37 Prêtres (dont 11 Dominicains), 59 Laïcs (parmi eux 1 Séminariste, 16 Catéchistes, 10 du Tiers Ordre Dominicain et 1 femme).
“Tous ceux-là viennent de la grande épreuve: ils ont lavé leurs vêtements, ils les ont purifiés dans le sang de l'Agneau” (Apoc 7, 13-14), et leur martyre a eu lieu aux différentes périodes:
2 ont subi le martyre au temps de TRINH-DOANH (1740-1767)
2 ont subi le martyre au temps de TRINH-SAM (1767-1782)
2 ont subi le martyre au temps de CANH-TRINH (1782-1802)
58 ont subi le martyre au temps de l'Empereur MINH-MANG (1820-1840)
3 ont subi le martyre au temps de l'Empereur THIEU-TRI (1840-1847)
50 ont subi le martyre au temps de l'Empereur TU-DUC (1847-1883)
Sur le lieu de supplice l'Édit royal, placé à coté de chaque martyr, a précisé le mode de sentence:
75 condamnés à la décapitation,
22 condamnés à l'étranglement,
6 condamnés à être brûlés vifs,
5 condamnés à être écartelés,
9 sont morts en prison des suites des tortures.

ANNUAIRE DES 117 MARTYRS DU VIETNAM
(N., Nom, Qualification, Martyr) selon la date du martyre

1 André DUNG-LAC, Prêtre 21-12-1839
2 Dominigos HENARES, Evêque O.P. 25-06-1838
3 Clemente Ignazio DELGADO CEBRIAN, Evêque O.P. 12-07-1838
Pierre Rose Ursule BORIE, Evêque M.E.P. 24-11-1838
5 Joseph Maria DIAZ SANJURJO, Evêque O.P. 20-07-1857
6 Melchior GARCIA SAMPEDRO SUAREZ, Evêque O.P. 28-07-1858
7 Jérôme HERMOSILLA, Evêque O.P. O1-11-1861
8 Valentin BERRIO OCHOA, Evêque O.P. 01-11-1861
Étienne Théodore CUENOT, Evêque M.E.P. 14-11-1861
10 François GIL DE FEDERICH, Prêtre O.P. 22-O1-1745
11 Mathieu ALONSO LECINIANA, Prêtre O.P. 22-O1-1745
12 Jacinto CASTANEDA, Prêtre O.P. 07-11-1773
13 Vincent LE OUANG LIEM, Prêtre O.P. 07-11-1773
14 Emanuele NGUYEN VAN TRIEU, Prêtre 17-09-1798
15 Jean DAT, Prêtre 28-10-1798
16 Pierre LE TUY, Prêtre 11-10-1833
17 François Isidore GAGELIN, Prêtre M.E.P. 17-10-1833
18 Joseph MARCHAND, Prêtre M.E.P. 30-11-1835
19 Jean-Charles CORNAY, Prêtre M.E.P. 20-09-1837
20 Vincent Do YEN, Prêtre O.P. 30-06-1838
21 Pierre NGUYEN BA TUAN, Prêtre 15-07-1838
22 José FERNANDEZ, Prêtre O.P. 24-07-1838
23 Bernard VU VAN DUE, Prêtre 01-08-1838
24 Dominique NGUYEN VAN HANH (DIEU), Prêtre O.P. 01-08-1838
25 Jacques Do MAI NAM, Prêtre 12-08-1838
26 Joseph DANG DINH (NIEN) VIEN, Prêtre 21-08-1838
27 Pierre NGUYEN VAN Tu, Prêtre O.P. 05-09-1838
28 François JACCARD, Prêtre M.E.P. 21-09-1838
29 Vincent NGUYEN THE DIEM, Prêtre 24-11-1838
30 Pierre Vo BANG KHOA, Prêtre 24-11-1838
31 Dominique Tuoc, Prêtre O.P. 02-04-1839
32 Thomas DINH VIET Du, Prêtre O.P. 26-11-1839
33 Dominique NGUYEN VAN (DOAN) XUYEN, Prêtre O.P. 26-11-1839
34 Pierre PHAM VAN TIZI, Prêtre 21-12-1839
35 Paul PHAN KHAc KHOAN, Prêtre 28-04-1840
36 Joseph Do QUANG HIEN, Prêtre O.P. 09-05-1840
37 Luc Vu BA LOAN, Prêtre 05-06-1840
38 Dominique TRACH (DOAI), Prêtre O.P. 18-09-1840
39 Paul NGUYEN NGAN, Prêtre 08-11-1840
40 Joseph NGUYEN DINH NGHI, Prêtre 08-11-1840
41 Martin TA Duc THINH, Prêtre 08-11-1840
42 Pierre KHANH, Prêtre 12-07-1842
43 Augustin SCHOEFFLER, Prêtre M.E.P. 01-05-1851
44 Jean Louis BONNARD, Prêtre M.E.P. 01-05-1852
45 Filippo PHAN VAN MINH, Prêtre 03-07-1853
46 Laurent NGUYEN VAN HUONG, Prêtre 27-04-1856
47 Paul LE BAo TINH, Prêtre 06-04-1857
48 Dominique MAU, Prêtre O.P. 05-11-1858
49 Paul LE VAN Loc, Prêtre 13-02-1859
50 Dominique CAM, Prêtre T.O.P. 11-03-1859
51 Pierre DOAN LONG QUY, Prêtre 31-07-1859
52 Pierre François NERON, Prêtre M.E.P. 03-11-1860
53 Thomas KHUONG, Prêtre T.O.P. 30-01-1861
54 Jean Teophane VENARD, Prêtre M.E.P. 02-02-1861
55 Pierre NGUYEN VAN Luu, Prêtre 07-04-1861
56 Joseph TUAN, Prêtre O.P. 30-04-1861
57 Jean DOAN TRINH HOAN, Prêtre 26-05-1861
58 Pedro ALMATO RIBERA, Prêtre O.P. 01-11-1861
59 Paul TONG VIET BUONG, Laïc 23-10-1833
60 André TRAN VAN THONG, Laïc 28-11-1835
61 François Xavier CAN, Catéchiste 20-11-1837
62 François Do VAN (HIEN) CHIEU, Catéchiste 25-06-1838
63 Joseph NGUYEN DINH UPEN, Catéchiste T.O.P. 03-07-1838
64 Pierre NGUYEN DicH, Laïc 12-08-1838
65 Michel NGUYEN HUY MY, Laïc 12-08-1838
66 Joseph HOANG LUONG CANH, Laïc T.O.P. 05-09-1838
67 Thomas TRAN VAN THIEN, Séminariste 21-09-1838
68 Pierre TRUONG VAN DUONG, Catéchiste 18-12-1838
69 Paul NGUYEN VAN MY, Catéchiste 18-12-1838
70 Pierre VU VAN TRUAT, Catéchiste 18-12-1838
71 Augustin PHAN VIET Huy, Laïc 13-06-1839
72 Nicolas Bui Duc THE, Laïc 13-06-1839
73 Dominique (Nicolas) DINH DAT, Laïc 18-07-1839
74 Thomas NGUYEN VAN DE, Laïc T.O.P. 19-12-1839
75 François Xavier HA THONG MAU, Catéchiste T.O.P. 19-12-1839
76 Augustin NGUYEN VAN MOI, Laïc T.O.P. 19-12-1839
77 Dominique Bui VAN UY, Catéchiste T.O.P. 19-12-1839
78 Étienne NGUYEN VAN VINTI, Laïc T.O.P. 19-12-1839
79 Pierre NGUYEN VAN HIEU, Catéchiste 28-04-1840
80 Jean-Baptiste DINH VAN THANH, Catéchiste 28-04-1840
81 Antoine NGUYEN HUU (NAM) QUYNH, Laïc 10-07-1840
82 Pierre NGUYEN KHAC Tu, Catéchiste 10-07-1840
83 Thomas TOAN, Catéchiste T.O.P. 21-07-1840
84 Jean-Baptiste CON, Laïc 08-11-1840
85 Martin THO, Laïc 08-11-1840
86 Simone PHAN DAc HOA, Laïc 12-12-1840
87 Agnès LE THi THANH (DE), Laïc 12-07-1841
88 Mathieu LE VAN GAM, Laïc 11-05-1847
89 Joseph NGUYEN VAN Luu, Catéchiste 02-05-1854
90 André NGUYEN Kim THONG (NAM THUONG), Catéchiste 15-07-1855
91 Michel Ho DINH HY, Laïc 22-05-1857
92 Pierre DOAN VAN VAN, Catéchiste 25-05-1857
93 François PHAN VAN TRUNG, Laïc 06-10-1858
94 Dominique PHAM THONG (AN) KHAM, Laïc T.O.P. 13-01-1859
95 Luc PHAM THONG (CAI) THIN, Laïc 13-01-1859
96 Joseph PHAM THONG (CAI) TA, Laïc 13-01-1859
97 Paul HANH, Laïc 28-05-1859
98 Emmanuel LE VAN PHUNG, Laïc 31-07-1859
99 Joseph LE DANG THI, Laïc 24-10-1860
100 Mathieu NGUYEN VAN (NGUYEN) PHUONG, Laïc 26-05-1861
101 Joseph NGUYEN DUY KHANG, Catéchiste T.O.P. 06-11-1861
102 Joseph TUAN, Laïc 07-01-1862
103 Joseph TUC, Laïc 01-06-1862
104 Dominique NINH, Laïc 02-06-1862
105 Dominique TORI, Laïc 05-06-1862
106 Laurent NGON, Laïc 22-05-1862
107 Paul (DONG) DUONG, Laïc 03-06-1862
108 Dominique HUYEN, Laïc 05-06-1862
109 Pierre DUNG, Laïc 06-06-1862
110 Vincent DUONG, Laïc 06-06-1862
111 Pierre THUAN, Laïc 06-06-1862
112 Dominique MAO, Laïc 16-06-1862
113 Dominique NGUYEN, Laïc 16-06-1862
114 Dominique NHI, Laïc 16-06-1862
115 André TUONG, Laïc 16-06-1862
116 Vincent TUONG, Laïc 16-06-1862
117 Pierre DA, Laïc 17-06-1862
O. P. :   
T. O. P. :
M. E. P. :
Ordre des Frères Prêcheurs (Dominicains)
Tiers Ordre Dominicain
Société des Missions Étrangères de Paris

Nguồn (
SOURCE): www.vatican.va
Sưu tầm: P. Mai Tự Cường
--------------------- 
VIDEO THÁNH CA KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Thể hiện: Ca đoàn Đồng Tâm, nhà thờ Đức Bà TGP. Saigon