Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

TGM Giuse Ngô Quang Kiệt lên tiếng về bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992



TGM Giuse Ngô Quang Kiệt lên tiếng về bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992
Trước hiện tình thê thảm của đất nước đang lún sâu vào cuộc khủng hoảng mọi mặt từ mô hình phát triển xã hội đến từng bước phát triển, từ lãnh đạo đến đường lối, từ kinh tế đến chính trị, từ ổn định xã hội đến an ninh quốc phòng, đời sống người dân đang bị bần cùng hóa, đất nước ngày càng xác xơ và họa xâm lăng đã thành hiện thực buộc mọi tầng lớp nhân dân phải đối mặt với thực tại.
Mớ lý thuyết Mác – Lênin đã càng ngày càng chứng tỏ sự tác hại ghê gớm của nó ở tất cả các vùng đất, các xã hội và đất nước nó có mặt. Ở Việt Nam, Chủ nghĩa Cộng sản đã phát huy đến mức tối đa sự phản động và phá hoại của nó trên mọi bình diện. Các nhân sĩ, trí thức hàng đầu có tâm huyết với xã hội Việt Nam, với đất nước đã có bản Kiến nghị 7 điểm sửa đổi Hiến pháp 1992 theo lời kêu gọi của Quốc hội và nhà nước Việt Nam. Bản Kiến nghị đúc kết tâm huyết và trí tuệ của các trí thức đã được hưởng ứng sâu rộng từ nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam, trong và ngoài nước không phân biệt thành phần, tôn giáo, quan điểm xã hội đã phản ánh sâu sắc nguyện vọng, ý chí của nhân dân trong việc muốn có những thay đổi đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước hiện nay.
Trong những ngày qua, sự hưởng ứng của Giáo hội Công giáo đối với bản Kiến nghị này đã diễn ra sâu sắc, rộng rãi. Hàng loạt các linh mục, giáo dân đã ký tên hưởng ứng mạnh mẽ với bản Kiến nghị 7 điểm này. Đặc biệt, lần đầu tiên có sự tham gia đồng loạt của các Giám mục Việt Nam.
Cho đến hôm nay, 30/1/2013, hàng Giám mục Việt Nam đã có Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch Ủy ban Công lý – Hòa bình HĐGMVN Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp. Ngày 29/1/2013, Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã ký vào bản Kiến nghị.
Trước đó, các trí thức của đất nước cũng đã có Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp, Lời kêu gọi này đã được sự quan tâm và hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân. Con số tham gia ký tên đã lên đến hàng ngàn người.
Trong ngày 29/1/2013, TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã đồng thời ký vào bản Lời kêu thực thi nhân quyền tại Việt Nam theo Hiến pháp và Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992.
Kể từ ngày nghỉ hưu tại Đan viện Châu Sơn, Ninh Bình, đây là lần đầu tiên TGM Giuse Ngô Quang Kiệt lên tiếng trước cộng đồng xã hội Việt Nam về những vấn đề hệ trọng của đất nước.
TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
TGM Giuse Ngô Quang Kiệt ký tên vào bản Kiến nghị
Bản lên tiếng và ký tên của TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
Nữ Vương Công Lý
số lần đọc: 1822

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Giảng viên môn Giáo dục Quốc phòng báng bổ tôn giáo


Đăng bởi lúc 12:37 Sáng 29/01/13
Mã HTML để dán lên website 
VRNs (29.01.2013) – Sài Gòn – Ngày 16/01/2013 vừa qua, một sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng, trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, dù không theo tôn giáo nào nhưng vô cùng bức xúc trước phần lớn nội dung giảng dạy của một Giảng viên môn Giáo dục Quốc phòng, trung úy Hoàng Văn Nam, vì nội dung này nhằm báng bổ những người theo đạo Công giáo, vu khống các linh mục mà ông gọi là “cha đạo”, quy chụp Tòa thánh Vatican có liên hệ chặt chẽ với đế quốc (không nói rõ đế quốc nào), giải thích Kinh Thánh theo quan điểm vô thần để phỉ báng Thiên Chúa. Số lượng sinh viên tham dự giờ học đó khoảng hơn 100 người.
Chất giọng Hà Tĩnh của ông Hoàng Văn Nam hơi khó nghe, nhưng nhờ sự trợ giúp của sinh viên này chúng tôi đã cố gắng ghi lại được nội dung sau đây. Tuy nhiên, có những chỗ không thể ghi lại được.
Cũng theo sinh viên này, trong phần đầu của nội dung phỉ báng Kitô giáo (không kịp ghi âm) ông Hoàng Văn Nam nói đại ý: các cha đạo nhận tiền từ Tòa thánh Vatican để làm tay sai cho đế quốc. Đoạn này có thể nghe khá rõ: “Công việc thông thường của họ (cha đạo) là gì? Truyền đạo và giáo dục mọi người sống tốt đời đẹp đạo. (Nhưng thực chất là Vatican dùng tiền để) đào tạo các cha đạo có lý luận rất sắc, khả năng thuyết phục rất tuyệt vời.
Ông Hoàng Văn Nam thao thao như một kẻ điên cuồng và ngạo mạn khi nhận định rằng “…Cha đạo cũng không thể giải thích được một số điều (người ta chất vấn)… Có giả thuyết nào thay đổi được số phận hay không… hay là chỉ có đạo hôm nay thế này hôm sau thế kia. Đấy, có thay đổi được gì đâu?
Rồi ông cảnh cáo thính giả của ông gồm hơn 100 sinh viên: “Những ai mà hay nghĩ như vậy thì bỏ ngay đi nha… Họ (các cha đạo) không thay đổi được số phận của mình. Có ai thay đổi được không? Ở đây ai có thể nói cho thầy nghe xem?…
Mặc dù sử dụng sai những thuật ngữ chuyên môn về tôn giáo nhưng ông Hoàng Văn Nam vẫn cứ vô tư nói trước hàng trăm sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng rằng: “… Người cha đạo đó, chủ của Tòa thánh Vatican nói một câu rằng: Hãy dạy cho thanh niên Việt Nam, con chiên trẻ Việt Nam biết yêu tổ quốc,… nhưng chúng ta lại đau lòng vì những cha đạo miệng nói ngọt nói tốt, nói với nhân dân là nói ngọt nói tốt nhưng đằng sau lại làm tay sai cho giặc. Cái đấy rất là nhiều ở Việt Nam, những năm vừa rồi bắt những 3, 4 người nhưng mà không công khai,…
… Thầy khuyên tất cả những người theo đạo… Niềm tin là niềm tin, lý trí vẫn là lý trí. Khi nào niềm tin và lý trí giải quyết được vấn đề này thì chúng ta mới nên… Nếu có một con người có khả năng tạo ra cả vũ trụ bao la này, cả thiên hà này thì người đó phải có khả năng làm cho thế giới tốt đẹp hơn, không bao giờ cướp đi của thế giới hàng trăm hàng triệu người (ông Nam ám chỉ đến những người đã chết trong lụt Hồng Thủy, là một câu chuyện trong Kinh Thánh Cựu ước mà ông đã dẫn chứng trước đó-PV)…”
Trên đây chỉ là một phần nội dung kỳ quặc của trung úy Hoàng Văn Nam, giảng viên môn Giáo dục Quốc phòng của trường Đại học Tôn Đức Thắng. Được biết ông Nam tầm độ tuổi trung niên. Các sinh viên tham dự giờ học hôm ấy cho hay môn này có 2 giảng viên, ngoài ông Nam còn có một người lớn tuổi hơn là Thượng tá, THS. Phạm Văn Mễ. Tuy nhiên ông Thượng tá này khi giảng dạy không có những lời lẽ ngạo mạn và coi thường sinh viên như ông Hoàng Văn Nam.
Theo Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/07/2007 về Giáo dục quốc phòng-an ninh, Điều 16 quy định: “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về công tác giáo dục quốc phòng – an ninh tuỳ theo mức độ, tính chất vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Chúng tôi vào website trường Đại học Tôn Đức Thắng, bộ môn giáo dục quốc phòng-an ninh thì không tìm thấy tên của trung úy Hoàng Văn Nam. Trưởng bộ môn này là Đại tá, CN. Nguyễn Tiến Lộc.
Liên lạc:
1-Phòng Đào tạo: phongdaotao@tdt.edu.vn/(08) 37 755 051 /(08) 37 755 052
2-Trung tâm Giáo dục Thể chất và Quốc phòng: gdtcqp@tdt.edu.vn/ (08) 37 755 026

PV. VRNs
http://www.chuacuuthe.com/?p=46109

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

PETER CUONG: Năm Hồng Ân Của Chúa - CN III TN C 27/01/2013

PETER CUONG: Năm Hồng Ân Của Chúa - CN III TN C 27/01/2013

Năm Hồng Ân Của Chúa - CN III TN C 27/01/2013


Chúa Nhật 3 Thường Niên Năm C
Năm Hồng Ân Của Chúa

 X Lời Chúa: (Lc 1,1-4; 4,14-21)
1 Thưa ngài Thêôphilô đáng kính, có nhiều người đã ra công biên soạn bản tường thuật những điều đã được thực hiện giữa chúng ta. 2 Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta. 3 Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài, mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc.
4 14 Ðược quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Ðức Giêsu trở về miền Galilê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận. 15 Người giảng dạy trong các hội đường của họ, và được mọi người tôn vinh.
16 Rồi Ðức Giêsu đến Nadarét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sabát, và đứng lên đọc Sách Thánh. 17 Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng:
18 Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, 19 công bố một năm hồng ân của Chúa.
20 Ðức Giêsu cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. 21 Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe".

 X Suy Niệm
Khi đã khá có tiếng tăm ở vùng Galilê,
Ðức Giêsu trở về Nadarét, nơi Ngài sinh trưởng.
Làm sao Ngài quên được mảnh đất làng quê đã ấp ủ mình,
nơi có bà con họ hàng, láng giềng, bè bạn.
Hơn nữa Ngài cũng không cắt đứt với tôn giáo của cha ông.
Ngài vẫn là một người Do Thái ngoan đạo,
quen lui tới hội đường cùng với dân làng vào ngày sa-bát,
để thờ phượng Thiên Chúa mà Ngài âu yếm gọi là Cha.
Chúng ta cần chiêm ngắm Ðức Giêsu đứng đọc Sách Thánh.
rồi ngồi xuống giải thích Lời Chúa cho mọi người.
Cử chỉ của Ngài thật trang trọng, đỉnh đạc,
khi nhận sách, mở sách, cũng như khi cuộn sách để trả lại.
Có một bầu khí cầu nguyện sâu lắng ở hội đường.
Mọi người đều chăm chú nghe lời Ngài giảng.

Ðoạn sách Ngài đọc hôm ấy là của ngôn sứ Isaia.
Isaia đã nói lên ơn gọi và sứ mạng của mình.
Ông được xức dầu để trở thành ngôn sứ
cho những người Do Thái mới thoát khỏi cảnh lưu đày.
Ông được sai đi để loan báo thời cùng khốn đã chấm dứt
và công bố khai mở một thời kỳ đầy ân sủng và tự do.
Ðức Giêsu đã bị đánh động bởi đoạn sách này.
Ngài thấy nó phản ánh chính ơn gọi và sứ mạng của mình.
Ðây là một hướng đi mà Ngài phải theo đuổi,
một chương trình hành động mà Ngài muốn hoàn thành.

Ðức Giêsu là người đầy tràn Thánh Thần cách đặc biệt.
Thánh Thần chi phối toàn bộ lời nói, việc làm của Ngài.
Ngài được sai đi đem Tin Mừng cho người nghèo,
nghèo tiền bạc, nghèo sức khỏe, nghèo tiếng nói.
Ngài được sai đến với những kẻ bị giam cầm
bởi nỗi lo sợ, bởi thành kiến, bởi ích kỷ tham lam.
Ngài cho người mù được sáng mắt và thấy trong niềm tin.
Ngài trả lại tự do cho cả người bị áp bức
lẫn người gây áp bức bóc lột.
Ngài mời gọi cả hai sống thanh thoát như Ngài,
sống như con của Cha và anh em của nhau.
Ngài khai mạc một Năm Thánh, Năm Hồng Ân cứu độ.
"Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe."
Chúng ta phải có thể nói một câu tương tự như Ðức Giêsu.
Có nhiều đoạn Lời Chúa chẳng được ứng nghiệm bao giờ
vì thiếu sự cộng tác của bản thân tôi.
Con người hôm nay khao khát niềm vui, ánh sáng, tự do,
nhưng ít người chịu tin vào Ðức Kitô
chỉ vì đời tôi đầy sầu muộn, bóng tối và nô lệ.
Thậm chí có khi tôi lại là kẻ áp bức anh em,
kẻ bịt mắt và giam hãm tha nhân trong ngục tù.
Lời ngôn sứ Isaia đã được ứng nghiệm trong đời Ðức Giêsu.
Ước gì Lời Chúa cũng được ứng nghiệm trong đời tôi,
để ngày hôm nay của Chúa được kéo dài đến tận thế.
Ðại Năm Thánh 2000 đã kết thúc,
nhưng kết thúc là để tôi bắt đầu sống quảng đại
một thiên niên kỷ mới chan chứa hồng ân.


X Gợi Ý Chia Sẻ
Ðức Thánh Cha đã mời gọi các nước giàu xóa nợ cho các nước nghèo nhân dịp Năm Thánh 2000. Bạn nghĩ mình có thể làm gì để những người chung quanh được vui tươi hơn, nhẹ nhàng hơn?
Thế giới hôm nay vẫn còn nhiều xung đột, chiến tranh. Bạn có thể kể ra những cuộc xung đột hay chiến tranh mà bạn biết? Ðâu là lý do gây ra chúng?

 X Cầu Nguyện
Lạy Chúa Thánh Thần,
Xin cho chúng con nhận ra sự hiện diện của Ngài
giữa lòng thế giới,
trong lòng mọi người.
Thế giới hôm nay còn nhiều điểm tối,
nhưng vẫn có những đóm sáng rực rỡ:
khi con người ngồi lại gần nhau
            để giải quyết tranh chấp, tìm kiếm hòa bình;
khi cả thế giới lo chung một mối lo:
            bảo vệ trái đất, ngăn chận sida,
            tận diệt ma tuý;
khi có những người nghèo
            quan tâm đến những người nghèo hơn;
khi trẻ thơ và người già được chăm sóc;
khi hàng rào ngăn cách các nước được tháo gỡ;
khi không còn nạn kỳ thị chủng tộc, tôn giáo, màu da;
khi những tiến bộ của khoa học kỹ thuật
            làm cho con người sống hạnh phúc;
khi mọi người nhận ra mình là anh em của nhau,
            liên đới với nhau và chịu trách nhiệm về nhau,
            sống trên cùng một hành tinh,
            dưới mái nhà bầu trời.
Lạy Chúa Thánh Thần,
xin cho chúng con thấy Ngài
nơi nụ cười người ta trao cho nhau trên đường phố,
nơi những hy sinh vô vị lợi,
và cả nơi những thao thức của ai đó,
muốn xây dựng một thế giới huynh đệ hơn.
Nguồn: Manna C của Lm. Nguyễn Cao Siêu, SJ

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Thông cáo ngắn ngủi về cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và Nguyễn Phú Trọng



130122dgh-120x80VRNs (22.01.2013) - Một thông cáo báo chí ngắn ngủi đã được gởi cho các ký giả ngay sau cuộc tiếp kiến giữa Đức Thánh Cha và Nguyễn Phú Trọng sáng thứ Ba 22 tháng Giêng.
“Questa mattina il Santo Padre Benedetto XVI ha ricevuto in Udienza il Segretario Generale del Comitato Centrale del Partito Comunista del Viêt Nam, Sua Eccellenza il Sig. Nguyên Phu Trong. Successivamente il Segretario Generale e il Suo seguito hanno incontrato Sua Eminenza il Cardinale Tarcisio Bertone, Segretario di Stato, accompagnato da Sua Eccellenza Mons. Dominique Mamberti, Segretario per i Rapporti con gli Stati.
È la prima volta che un Segretario Generale del Partito Comunista del Viêt Nam incontra il Sommo Pontefice ed alti responsabili della Segreteria di Stato. Nei cordiali colloqui sono stati trattati temi di interesse per il Viêt Nam e la Santa Sede, esprimendo l’auspicio che presto possano essere risolte alcune situazioni pendenti e che possa rafforzarsi la proficua collaborazione esistente.”
“Sáng nay thứ Ba, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã tiếp Tổng Bí Thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, là Nguyễn Phú Trọng. Sau đó, Tổng Bí Thư và đoàn tùy tùng của ông đã gặp Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cùng với Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Ngoại Trưởng Tòa Thánh.
Đây là lần đầu tiên một Tổng Bí Thư của Đảng Cộng sản Việt Nam đã gặp Đức Giáo Hoàng và các quan chức cấp cao của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Trong các cuộc hội đàm những vấn đề mà Việt Nam và Tòa Thánh quan tâm đã được nêu ra với hy vọng chẳng bao lâu sẽ tìm được giải pháp để có thể tăng cường mối quan hệ song phương.”
Việc Đức Thánh Cha tiếp Nguyễn Phú Trọng gây kinh ngạc cho nhiều quan sát viên quốc tế là những người đã bày tỏ âu lo trước những trò cộng sản lợi dụng uy tín của Tòa Thánh và của Đức Thánh Cha để che đậy trước dư luận quốc tế những thành tích khét tiếng về vi phạm nhân quyền và tự do tín ngưỡng trầm trọng.
Hơn thế nữa, một khi có cơ hội trình bày được trước thế giới một bộ mặt bớt bẩn thỉu, cộng sản lại nhanh chóng tăng tốc các vi phạm nhân quyền mà nạn nhân trước hết của chúng lại chính là những người Công Giáo.
Thật vậy, ngày 25 tháng Giêng năm 2007, Nguyễn Tấn Dũng được Đức Thánh Cha tiếp kiến. Ngày 18 tháng 2 cùng năm linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý bị bắt. Năm sau đó xảy ra hàng loạt các vụ cướp đất tại Long Xuyên, Vĩnh Long, Nha Trang, và hàng loạt các vụ đàn áp để cướp đất trong đó nghiêm trọng nhất là tại Thái Hà, Tòa Khâm Sứ hồi tháng 9 năm 2008. Rồi đến vụ đánh đập các linh mục và anh chị em giáo dân tại Tam Tòa Đồng Hới hồi tháng 7/2009.
Ngày 11 tháng 12 năm 2009, Nguyễn Minh Triết được Đức Thánh Cha tiếp kiến. Chưa đầy một tháng sau, ngày 6 tháng Giêng 2010, lại xảy ra vụ triệt hạ thánh giá ở Đồng Chiêm.
Trong bối cảnh âm vang của phiên tòa tàn bạo kết án 14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành với tổng cộng 80 năm tù, cuộc tiếp kiến hôm nay không khỏi gây kinh ngạc cho nhiều người.
Đặng Tự Do
Nguồn: VietCatholic
http://chuacuuthenews.wordpress.com/2013/01/22/thong-cao-ngan-ngui-ve-cuoc-gap-go-giua-duc-thanh-cha-va-nguyen-phu-trong/

Tang thương Ngọc Lâm, ấm áp tình thương yêu của cộng đồng



Tang thương Ngọc Lâm, ấm áp tình thương yêu của cộng đồng
Ba linh hồn đã an nghỉ trong sự tiếc thương của cộng đồng, trong sự trân trọng của giáo dân, giáo sĩ và nhân dân nơi đây. Nỗi đau vẫn còn đó trong các em bé mồ côi, những người mẹ già, những người vợ trẻ của họ. Những người bị thương vẫn còn trong các bênh viện, họ cần sự giúp đỡ của tất cả cộng đồng khắp nơi.
Rời Ngọc Lâm trở về trong buổi hoàng hôn mịt mù lạnh lẽo, chúng tôi nghĩ nhiều đến những con người đã hi sinh cả cuộc đời mình vì Giáo hội, vì cộng đồng. Và nhất là ở đó, có sự chia sẻ, yêu thương và cảm thông những lúc hoạn nạn.
Xin hãy chung tay để giảm bớt nỗi đau của họ qua hoạn nạn này
Ngày 17/1/2013, Nhà thờ Giáo xứ Ngọc Lâm, thuộc Giáo phận Bắc Ninh ở xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên bị sập mái khi đang thi công, một số người chết và bị thương. Chúng tôi lên đường về Ngọc Lâm chiều nay dự lễ an táng những người đã ra đi.
Con đường dẫn chúng tôi từ Hà Nội lên Thái Nguyên chìm trong màu sương ảm đạm, lạnh lùng của một chiều cuối đông. Qua Thành phố Thái Nguyên không xa, con đường ngoằn ngoèo dẫn chúng tôi vào Giáo xứ Ngọc Lâm. Dọc đường đi, hỏi tên Ngọc Lâm, lập tức có người chỉ đường đến nơi ngôi nhà thờ sập mái. Chỉ cần nhìn sự nhiệt tình và ánh mắt thảng thốt của những người dân chỉ đường, chúng tôi hiểu sự nghiêm trọng của tai nạn ở đây như thế nào.

nhathohoThainguyen
Một ngôi nhà thờ họ gần Ngọc Lâm mới được xây dựng
Khi chúng tôi đến, Thánh lễ an táng cho ba nạn nhân đang được cử hành. Thánh lễ đồng tế cho Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt chủ tế cùng với đông đảo các linh mục trong và ngoài giáo phận. Cả ngàn giáo dân lặng lẽ đứng xem lễ nghiêm trang trước ba cỗ quan tài đặt song song trước bàn thờ. Chìm trong màu áo tím và hương khói dâng lên, những tiếng khóc được nén lại để tất cả dâng lên Thiên Chúa lời nguyện cầu cho những người anh em đã hi sinh cả thân xác mình cho mơ ước của toàn cộng đoàn nơi đây công trình ngôi nhà Chúa sớm thành hiện thực. Vậy nhưng, thỉnh thoảng những bàn tay vẫn lén chùi những giọt nước mắt lăn trên má các giáo dân khi nhìn thấy những đứa con của các nạn nhân còn quá bé bỏng và thơ dại. Trong số ba nạn nhân nằm đây hôm nay, có những người còn quá trẻ, một ngời mới cưới vợ được một đứa con 2 tuổi và đứa thứ hai còn trong bụng mẹ.
Thánh lễ nhiều khi như nghẹn lại bởi lời chia sẻ, lời nguyện cầu cũng như những nghi thức diễn ra trước ba cỗ quan tài cùng đặt song song nhau.

DamtangNgocLam (39)
DamtangNgocLam (30)
DamtangNgocLam (84)
DamtangNgocLam (109)
DamtangNgocLam (114)
DamtangNgocLam (123)
DamtangNgocLam-(97)
DamtangNgocLam (132)
DamtangNgocLam-(163)
Bên cạnh là ngôi nhà thờ đang xây dựng vừa có sự cố tai nạn. Ngôi nhà thờ nằm ngay bên bờ sông Cầu, trên đỉnh đồi cao nhất của khu vực giáo xứ, nhìn từ đó ra xa, ba phía đều thấy những bóng Thánh đường khác của các giáo họ cách không xa lắm. Một cảm giác yên tĩnh, thanh bình vốn có trên một vùng quê đã bị xé tan bởi tai họa ập đến mới ngày hôm qua.
Đáng tang của cả ba nạn nhân hôm nay, có lẽ là đám tang đông đúc, đầy đủ mọi yếu tố đau đớn, tang thương và yêu thương nhất từ trước đến nay tại đây. Sau Thánh lễ an táng do Đức Giám mục và các linh mục trong ngoài giáo phận đồng tế, linh mục phụ trách xứ F.x Nguyễn Đức Đại đã có lời tiễn biệt với những người đã nằm xuống, ngài nghẹn ngào tiễn biệt những giáo dân nhiệt thành, yêu thương, những người đã từng là cánh tay phải của ngài trong nhiệm vụ nặng nề trong giáo xứ và xây dựng công trình nhà Chúa hôm nay đã bỏ ngài ra đi. Rồi ngài cũng tất cả giáo dân tiễn những người anh em, con cái mình về nơi an nghỉ cuối cùng.
Mỗi linh mục dẫn đầu một linh cữu đến tận nghĩa trang. Mỗi chiếc xe tang được dẫn đầu bởi một đội kèn đồng của giáo xứ Ngọc Lâm và các giáo xứ bạn. Con đường dẫn từ ngôi nhà thờ ra nghĩa trang khá dài, đám tang trở thành một dòng người đi mãi không dứt trong tiếng nhạc tiễn biệt, hùng tráng và bi thương.

IMG_0068
IMG_0074
IMG_0081
IMG_0095
IMG_0098
IMG_0126
IMG_0130
IMG_0150
Dòng người đưa các nạn nhân đến nơi an nghỉ cuối cùng là một huyệt mộ khổng lồ mới được xây khẩn cấp đặt chung cho cả ba nạn nhân nằm bên nhau. Các linh mục, tu sĩ, giáo dân đến tận nơi tiễn biệt các anh, những người đã bỏ mình vì công trình làm vinh quang Thiên Chúa. Họ đã ra đi trong sự tiếc nuối, đau đớn của tất cả cộng đồng từ Giám mục, linh mục đến từng giáo dân và không chỉ có người công giáo, hàng đoàn những người dân không công giáo đến từ nhiều nơi, đặc biệt là các làng mạc khu vực xung quanh.

IMG_0157
IMG_0158
IMG_0161
IMG_0166
IMG_0181
IMG_0184
IMG_0187
IMG_0191
IMG_0196
IMG_0205
IMG_0217
IMG_0222
IMG_0226
IMG_0234
IMG_0237
IMG_0243
Sau lễ tang, chúng tôi gặp linh mục phụ trách xứ Ngọc Lâm F.x Nguyễn Đức Đại để chia buồn với nỗi đau của Giáo xứ và cũng là của ngài. Trong cơn thảng thốt đớn đau, ngài cho chúng tôi biết về quá trình xây dựng ngôi Thánh đường cũng như sự cố ngày hôm qua đã diễn ra. Qua đó, nổi lên là sự hi sinh, đồng lòng và quyết tâm thực hiện ước mơ của cộng đồng dân Chúa nơi đây muốn có một chỗ thờ phượng Thiên Chúa thật đàng hoàng, xứng với niềm tin mến của mình. Mấy năm qua, Giáo xứ đã gom góp tiền của, công sức cũng như tinh thần để bắt đầu xây dựng ngôi Thánh đường này. Ngày hôm qua, cả ngàn người đã tưng bừng hân hoan đến cùng nhau đổ những mẻ bê tông cuối cùng cho mái nhà thờ. Trời bổng đổ mưa nặng hạt khi đang dở dang công việc. Hơn một trăm người cả linh mục, giáo dân, đang trên mái nhà sắp kết thúc, cả ngàn người phục vụ phía dưới. Và sự cố đau thương đã xảy ra.
Tai nạn là điều không hề có ai mong muốn, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng lại là điều rất dễ xảy ra. Ngay tại Thái Nguyên, trong hai ngày 16 và 17/1/2013 đã có hai vụ sập đổ các công trình xây dựng. Ở vụ việc này, chỉ đơn giản là một cơn mưa nhỏ sáng hôm đó đã dẫn nước của cả mái bằng nhỏ giọt vào chân cọc chống làm mềm đất và xói lở một góc chống mái, từ đó dẫn đến sụp đổ dây chuyền cả mái bê tông với trọng lượng phải đến vài trăm tấn trên đó vừa mới đổ gần xong. Cũng bởi hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo của nhiều vùng quê, không thể có điều kiện để làm một cách có bài bản, chuyên nghiệp mà chủ yếu là tất cả người dân tự nguyện đóng góp công sức và tiền của. Bởi vậy dù cố gắng đến đâu cũng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sự an toàn ngoài dự định. (Vấn đề về xây dựng các công trình tôn giáo, chúng tôi đã có lần đề cập đến trong một bài viết cách đây 7 năm. Đến nay có lẽ là lúc cần được đặt lại vấn đề một cách nghiêm túc).
Tang thương đã xảy ra, nỗi đau vẫn còn đó, nhưng như câu ví dặm ngày xưa “rằng qua cơn hoạn nạn, ta hiểu tận lòng nhau”. Không nói xa xôi từ ngày khởi công xây dựng Thánh đường, chỉ qua cơn hoạn nạn này, tình người, tình cộng đồng và tình yêu thương được thể hiện mạnh mẽ nhất, sống động nhất và xúc động nhất.
Linh mục F.x Nguyễn Đức Đại kể lại:
Khi tôi vừa chui vào trong nhà thờ kiểm tra một lượt, thì có người gọi ra để giải quyết việc, được mấy phút bỗng nhiên nghe mấy tiếng như tiếng vỗ tay và một tiếng động lớn. Sau đó, cả ngàn con người lặng phắc chừng một hai phút. Tôi không biết chuyện gì, chỉ kịp chạy ra thấy mái nhà thờ đã không còn nữa, tôi lê đến dưới chân Thánh giá thì quỳ xuống với một lời nguyện “Lạy Chúa, việc đã xảy ra, xin Ngài phó thác tất cả trong tay Ngài và cứu giúp chúng con”. Sau một phút lặng như tờ, cả ngàn con người bắt đầu cơn hoảng sợ và tiếng la hét, tiếng kêu cứu cũng như lời gọi nhau vợ tìm chồng, con tìm bố vang lên. Trên mái có khoảng 150 người, thì chiếc mái đổ ập xuống. Tôi vội vàng chạy ra và việc đầu tiên có thể làm là gọi cấp cứu 115 báo cho họ địa điểm, số người rất lớn và bắt đầu việc cứu người.
Tôi quỳ xuống và nói to: “Cha xin lỗi tất cả bà con, tất cả bà con chú ý nghe cha nói, giờ đây tập trung tất cả mọi khả năng để cứu anh em chúng ta. Cha đã gọi xe cấp cứu bên kia cầu phao, bà con đưa anh em ra đó, tất cả mọi việc cần thiết để cứu người đều phải tận dụng. Mọi chi phí và những thứ cần thiết, cha chịu trách nhiệm. Bây giờ phải tháohết tất cả những cánh cửa, ghế ngồi, giường ngủ… tất cả những thứ có thể được để làm cáng cứu thương”. Giữa hàng ngàn tiếng kêu la hét hoảng loạn đang xảy ra, nhưng tất cả giáo dân đã im nghe và tôi nói, tất cả đã vào cuộc răm rắp với một sức mạnh hết sức lạ kỳ và hết sức ngạc nhiên. Tôi chỉ còn biết đến làm phép giải tội cho tất cả những ai tôi gặp, đứng ngay đầu cửa ra xức dầu cho tất cả nạn nhân. Thậm chí khi đó tôi làm việc như vô thức chẳng hiểu mình đang ở trạng thái nào.
Việc đầu tiên là đưa tất cả những người bị thương, người chết ra khỏi khu vực đổ nát để đi cấp cứu. Tôi đề nghị bà con dỡ tất cả mọi thứ trong đống đổ nát để tìm bằng hết tất cả những ai còn có thể bị vùi lấp trong đó. Lạ kỳ thay, hàng ngàn con người đã im lặng trật tự để cùng nhau dỡ đống sắt thép, bê tông và cốp pha mà chỉ riêng cọc chống đã khoảng vài chục xe ô tô chở về, tất cả được dỡ hết ra ngoài chỉ trong vòng khoảng một tiếng đồng hồ. Họ làm như cái máy, bằng tất cả sự cẩn thận, trân trọng và ý thức thôi thúc vì những anh em mình có thể đang ở trong đó. Khoảng một giờ sau khi tai nạn xảy ra thì việc giải phóng đống đổ nát đã xong và tất cả những ai bị nạn đã được tìm kiếm và đưa đi bệnh viện hết.
Sau đó, các đoàn thể, công an 113, cứu thương với các loại ô tô của các cơ quan đã đổ về đây để giúp đỡ bà con giáo dân trong hoạn nạn. Trong vụ việc này, sự huy động và vận động của các cơ quan chính quyền của Thái Nguyên là tích cực và đáng ghi nhận. Ngay sau khi nhận được thông tin về tai nạn xảy ra, trong ngày 17/1/2013, Chủ tịch UBND Tỉnh Thái Nguyên đã có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương giúp đỡ các nạn nhân trong vụ việc này. Các cơ quan truyền thông đã kịp thời thông tin nhanh chóng đến cộng đồng trong và ngoài nước về sự kiện tai nạn đau thương mà giáo dân nơi đây đang vấp phải. Các bệnh viện đã khẩn trương cứu giúp người bị nạn hoặc cấp cứu để chuyển lên tuyến trên, cơ quan pháp y, y tế đã tích cực cứu chữa và làm nhiều thứ để cứu giúp các nạn nhân.
Đến dự lễ tang các nạn nhân tại đây, được chứng kiến tận mắt và nghe tận tai những gì đã xảy ra nơi đây, chúng tôi thật sự xúc động trước tình yêu thương, sự đùm bọc và tinh thần của những người dân cũng như những tình cảm mà cả cộng đồng đã dành cho họ. Nghe những câu chuyện đó, chúng tôi càng ngậm ngùi cho số phận những người dân nơi Cồn Sẻ, Cồn Nâm bị tai nạn chìm thuyền mới đây ở Quảng Bình. Ngược lại ở Thái Nguyên hôm qua và hôm nay, trong vụ việc ở Quảng Bình, người ta chứng kiến sự vô cảm đến mức đáng sợ của các cơ quan chức năng của dân và sự tráo trở của một số cơ quan truyền thông đã bóp méo sự thật để giành lấy những ‘thành tích” mà họ đã không thấy xấu hổ khi người khác lâm nạn lại còn lợi dụng tang thương của họ để trục lợi.
Những giáo dân ở đây hôm nay kể cho chúng tôi nghe về vụ tai nạn trong sự đau thương, tiếc nuối và  những cảm kích trước sự yêu thương, chia sẻ của cộng đồng không chỉ của dân Chúa mà tất cả những ai đã biết, đã thể hiện với họ. Ngay khi nghe tin, cả chợ Thái Nguyên bỏ cả hàng hóa, chạy đến cứu giúp nạn nhân, các làng xóm xung quanh, dù không phải là người công giáo khi nghe tin đã đổ về cứu giúp họ. Nhiều chuyến xe taxi chở người đến với Ngọc Lâm, chở nạn nhân đến bệnh viện mà không hề lấy tiền. Nhiều phương tiện được đưa ra cứu chữa bất kể là của ai, tất cả nhằm cứu các nạn nhân và để họ được cứu chữa kịp thời. Nhiều người phóng xe máy chạy đến nơi thì vứt xe tại đó để vào cứu chữa. Thậm chí sau khi xong việc còn không thấy xe mình đâu, hôm sau mới biết là các gia đình giáo dân đã cất hộ những chiếc xe vô chủ dọc đường.
Ngay tối hôm đó, các linh mục đã liên tục đến dâng thánh lễ tại gia đình các nạn nhân đã qua đời cầu nguyện cho linh hồn được nghỉ ngơi bên Chúa sau khi họ đã hi sinh quãng đời còn lại của mình cho việc công đức, thánh thiện. Đại diện Tòa Giám mục đã đến ngay với anh em bị nạn, các giáo xứ, giáo phận và Đại diện Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI – Đức TGM Leonardo Girelli ngay lập tức đã gửi điện thăm hỏi, chia sẻ nỗi đau của Giáo phận, giáo xứ và thân nhân các nạn nhân. Tất cả những ai đã gặp chúng tôi đều rưng rưng về những tình yêu thương, tình cảm của cộng đồng đã dành cho họ qua cơn hoạn nạn này.
Ba linh hồn đã an nghỉ trong sự tiếc thương của cộng đồng, trong sự trân trọng của giáo dân, giáo sĩ và nhân dân nơi đây. Nỗi đau vẫn còn đó trong các em bé mồ côi, những người mẹ già, những người vợ trẻ của họ. Những người bị thương vẫn còn trong các bênh viện, họ cần sự giúp đỡ của tất cả cộng đồng khắp nơi.
Rời Ngọc Lâm trở về trong buổi hoàng hôn mịt mù lạnh lẽo, chúng tôi nghĩ nhiều đến những con người đã hi sinh cả cuộc đời mình vì Giáo hội, vì cộng đồng. Và nhất là ở đó, có sự chia sẻ, yêu thương và cảm thông những lúc hoạn nạn.
Xin hãy chung tay để giảm bớt nỗi đau của họ qua hoạn nạn này.
Hà Nội 18/1/2013
  • J.B Nguyễn Hữu Vinh

Xem lại bài viết: Vài suy nghĩ về việc xây dựng các công trình tôn giáo ngày nay

số lần đọc: 3025
Ý kiến bạn đọc


8 Responses to “Tang thương Ngọc Lâm, ấm áp tình thương yêu của cộng đồng”

  1. Ba Phải says:
    Thành thật chia sẻ những nỗi buồn, nỗi tiếc thương của LM chính xứ, bà con Giáo Dân Giáo Xứ Ngọc Lâm, cách riêng với những gia đình có người đã hy sinh và lâm nạn.
    Xin Thiên Chuá toàn năng, hằng hữu thưởng công cho những người đã qua đời vì muốn làm sáng danh Chuá được về quê thật là nước thiên đàng. Xin chữa lành vết thương thân xác cho những người bị thương đang còn phải điều trị, cấp cứu tại các bệnh viện,trạm xá …, Và, ban sự bằng an tâm hồn cho tất cả những người còn sống để họ tiếp tục tín thác vào Chuá, tiếp tục hoàn thành Thánh Đường còn đang dang dở hầu có nơi thờ phượng, tuyên xưng danh Chuá một cách xứng đáng.
    Xin tất cả bà con trong cũng như ngoài nước hãy rộng tay đóng góp, để giúp đỡ LM cũng như Hội Đồng Giáo Xứ có phương tiện chữa chạy, chi trả tiền thuốc men cho những người đang bị thương tại các bệnh viện, tiếp tục công việc xây dựng Thánh Đường được sớm hoàn tất, Giáo xứ sớm trở lại đời sống bình thường, an lành, hạnh phúc.
    Xin Thiên Chuá trả công bội hậu cho tất cả quý vị.
  2. Joseph Hạnh says:
    Lạy Chúa Giêsu Kitô ! Xin cứu chữa chúng con !
  3. Tran Dung says:
    Xin hãy chung tay để giảm bớt nỗi đau của họ qua hoạn nạn này.
    xin anhcho so TK de ho tro cho ho
  4. Phùng Văn says:
    Xin cảm tạ Chúa với những người anh chị em tôi đã được ngã xuống trên chính Ngôi Nhà Chúa mà anh chị em góp phần tân tạo. Chắc chăn Ngài sẽ ân thưởng bội hậu cho các anh chị. Cũng xin Ngài nâng dỡ, ủi an và lau sạch nước mắt của thân nhân, của Đức Cha địa phận, của các Linh Mục quản xứ, và cộng đoàn Dân Chúa Ngọc Lâm.
    Xin cám ơn sự chia sẻ trong yêu thương và tận tụy trách nhiệm của chính quyền các cấp, các đoàn thể, các y bác sĩ và nhân viên các bệnh viện đối với các anh chị em tôi.
  5. Thành says:
    xin chia sẻ sự mất mát của những nạn nhân ở Ngọc Lâm, cầu xin Thiên Chúa an ủi và nâng đỡ cho giáo xứ Ngọc Lâm.
  6. Người Yêu GHVN says:
    Cám ơn anh J.B. Nguyễn Hữu Vinh và NVCL đã cho chúng tôi cùng đưọc chia sẻ với nạn nhân của vụ sập mái nhà thờ ở Ngọc Lâm qua bài viết này.
    Thành kính phân ưu với 3 vị “tử vì đạo” (chết vì dấn thân để làm vinh danh Chúa) cùng chia sẻ với những người bị thương.
    Tôi tin chắc rằng đây là sự thử thách đức tin, Chúa sẽ trả công bội hậu và ban cho Quý vị niềm hạnh phúc cách riêng, không bằng tiền bạc, giàu sang, nhưng là Tình yêu thương đặc biệt và nâng đỡ của Thiên Chúa.
  7. JoshepCong says:
    Không biết nói gì, chỉ thấy xúc động qua bài viết của Anh Vinh. Cảm tạ Chúa đã lấy bài học rất đắt này để khơi gợi lại sự chia sẻ yêu thương đùm bọc và nâng đỡ nhau trong anh em chúng ta “nếu chúng ta bị tai nạn ngoài đường chưa chết thì tôi nghĩ sẽ được chết do sự vô cảm của mọi người “. Vì vậy các anh thật hạnh phúc được ra đi trong sự thương yêu và nhận được sự cầu nguyện của mọi người. Ngoài ra cũng xin những người nhận thi công các công trình xây dựng nhà thờ hãy lưu tâm nhiều trong công tác cốp pha dàn giáo, bởi vì khi đã bị sự cố về dàn giáo thì không thể khắc phục được. …
    Việc đã qua để lúc khác nói, còn bây giờ xin cùng hiệp ý với anh chị em dâng hết mọi sự của giáo xứ Ngọc Lâm trong tình thương của Thiên Chúa.
    Cảm ơn anh Vinh đã đưa tin, chúc anh mạnh khỏe để kết nối nhiều tâm hồn với nhau và bớt đi sự vô cảm dường như đã tràn lan trong xã hội này.
  8. Lê văn Long says:
    Thật là một thảm họa cho Giáo dân Ngọc Lâm. Xin Chúa dẫn đưa linh hồn những người qúa cố vào Nước Chúa và xin Chúa an ủi, nâng đỡ những nạn nhân khác cũng như thân nhân của tất cả nạn nhân.
    Nguồn: http://www.nuvuongcongly.net/xa-hoi/phong-su/ngoclam-tainan-xd/
    ------------------------------------------
    Xin thành kính chia buồn cùng mọi người trong và ngoài Giáo xứ Ngọc Lâm, Giáo phận Bắc Ninh, dặc biệt các gia đình đang vô cùng đau khổ vì có những thân nhân lâm nạn. Xin được hiệp thông góp lời cầu xin Chúa đoái thương đón tiếp những linh hồn con cái Chúa vào nơi an nghỉ ngàn thu bên Chúa và xoa dịu nỗi buồn thương mất mát của mọi người con của Chúa. RIP.!
    Peter Cuong