Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

"Xem Chúa mày có cứu được mày không" !!!

Viết bởi Nguyễn Hoàng Vi   
Thứ ba, 30 Tháng 10 2012 20:18 

Một Linh mục và 2 giáo dân Công Giáo bị bắt vì đến tham dự phiên tòa công khai xét xử 2 nhạc sỹ yêu nước

 Sáng 30/10/2012, tại Tòa án Sài Gòn (131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q1) diễn ra phiên tòa xét xử công khai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình về tội danh "Tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCNVN". Tuy phiên tòa công khai nhưng an ninh, mật vụ được tăng cường theo dõi và ngăn chặn những người muốn đến tham dự phiên tòa. Một số người ra được đến phiên tòa thì bị chặn lại, đuổi về. Người nào may mắn "lọt" được vào sân tòa án thì khi ra về đều bị mật vụ rượt đuổi, "hốt" về đồn công an. Trong đó có 3 trường hợp đáng lưu ý. Đáng lưu ý hơn nữa là thái độ và cách hành xử của 2 giáo dân trong khi bị bắt: họ ngồi bình tĩnh đọc kinh trong đồn CA.

1. Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại: Khi Linh mục Thoại từ tòa án trở về thì bị rất đông mật vụ vây bắt đưa về đồn công an phường Bến Thành, Q1 vào 9h30 sáng. Tại đồn công an, họ đã uy hiếp đòi kiểm tra máy móc của linh mục. Họ hung hăng và hành xử rất thiếu văn hóa. Hiện tại, Linh mục Đinh Hữu Thoại đã được thả an ninh trả tự do.

2. Anh Cao Hà Trực (Vườn Rau Lộc Hưng): Bị mật vụ bắt lúc 7h sáng tại cây xăng Hòa Hưng khi anh vừa ra khỏi nhà. Mật vụ bắt cóc anh về công an phường 15, quận Tân Bình. Tại đây, họ siết cổ và hành hung anh, tuy nhiên anh Trực chỉ phản kháng lại bằng cách đọc kinh cầu nguyện. Đến gần 2h chiều, họ mới thả anh về.

3. Cô Nguyễn Thị Huyền Trang - phóng viên VRNs - Dòng Chúa Cứu Thế. Cô bị rất đông mật vụ vây bắt ở công viên trước Dinh Độc Lập lúc gần 12h trưa, khi cô vừa từ tòa án ra về. Từ đó đến lúc chiều tối mọi người không thể liên lạc được với cô. Cô được thả về lúc 18h20 tối. Huyền Trang cho biết sở dĩ công an giữ cô lâu vì cô không chấp nhận hành động bắt cóc của công an bằng cách không trả lời bất cứ câu hỏi nào của an ninh và lần chuỗi Mân Côi cầu nguyện. An ninh thấy cô cứ cầu nguyện mãi mà chẳng chịu trả lời câu hỏi của họ, họ hỏi cô:

- Đã cầu nguyện xong chưa?

- Các ông có giữ tôi đến 10h đêm, tôi vẫn còn cầu nguyện chưa xong.

Nguyễn Thị Huyền Trang - Phóng viên VRNs

Và cô tiếp tục cầu nguyện.

Một nữ cán bộ thấy vậy, đã búng tai, bóp mũi và vả vào mặt Huyền Trang. Huyền Trang vẫn chỉ phản ứng lại họ bằng cách tiếp tục cầu nguyện. An ninh tức giận, xông vào giựt đứt chuỗi hạt Mân Côi của Trang và nói:

- Để xem Chúa mày có cứu mày được không?

Trang vẫn cầu nguyện.

An ninh cho 6 người lấy vân tay của Trang, Trang cương quyết không cho và dùng chân đá đổ hộp mực lăn tay.
Cuối cùng, có lẽ lời cầu nguyện của Trang đã cứu Trang thoát khỏi bàn tay ma quỷ của an ninh. Đang khi chúng tôi đang dâng lời cầu nguyện cho Trang được trở về bình an thì hay tin Trang đã về đến nhà. 

Nguyễn Hoàng Vi

http://danchuahiepthong.com/index.php?option=com_content&view=article&id=7946:qxem-chua-may-co-cu-c-may-khongq-&catid=83:vit-nam&Itemid=542

Nhà báo JB. Nguyễn Hữu Vinh bình luận về phiên tòa ngày 30.10.2012

Đăng bởi pleikly lúc 


VRNs (30.10.2012) – Sài Gòn – Chào quý vị, trong cuộc điện đàm ngắn với luật sư Trần Vũ Hải vào tối nay 29.10.2012, luật sư bào chữa cho nhạc sĩ Việt Khang, Ls Hải cho biết tinh thần và thể chất của nhạc sĩ Việt Khang khá ổn định. Vì đoạn thu âm không hiểu sao lại không có phần trả lời đầy đủ của Ls Hải, nên chúng tôi không thể công bố. Thomas Việt có liên hệ được với ký giả JB Nguyễn Hữu Vinh, từ Hà Nội, Ký giả Vinh sẽ cho chúng ta biết về nhận định của Ông về phiên tòa ngày mai, 30.10.2012, xử nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình. 

Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn với ký giả JB Nguyễn Hữu Vinh.

Thomas Việt: Chào ký giả JB Nguyễn Hữu Vinh, Ông có nhận định gì về phiên tòa xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình vào ngày mai, 30.10.2012?
JB Nguyễn Hữu Vinh: Như tôi biết các phiên tòa xử những người yêu nước và có tiếng nói độc lập, tôi không lạc quan mấy đối với những phiên tòa như phiên ngày mai. 

Thomas Việt: Điều gì làm Ông không lạc quan cho mấy đối với những người, tạm gọi là bất đồng chính kiến thưa Ông?
JB Nguyễn Hữu Vinh: Vì lẽ thường từ xưa đến nay, và cho đến gần đây là phiên tòa xử 3 bloggers là Tạ Phong Tần, Điếu Cày và Anh Ba Sài Gòn, và xử 4 sinh viên ở Nghệ An, tôi thấy những phiên tòa đó họ (CSVN) không dựa trên những luật pháp nhất định đã được ban hành mà chỉ dùng những bản án bỏ túi có sẳn. Nên tôi không lạc quang về phiên tòa ngày mai.

Thomas Việt: Như Ông biết Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị 6 của đảng cộng sản, theo Ông thì sau Hội nghị này thì có điều gì tốt cho phiên tòa ngày mai không thưa Ông?
JB Nguyễn Hữu Vinh: Tôi không lạc quan như vậy sau Hội nghị này.

Thomas Việt: Điều gì làm Ông không lạc quan sau Hội nghị này đối với những phiên tòa xử những nhà bất đồng chính kiến tiếp theo thưa Ông?
JB Nguyễn Hữu Vinh: Đơn giản vì ngay cả Hội nghị 6 tôi thấy không có gì sáng sủa hơn. 

Thomas Việt: Có phải là theo Ông qua Hội nghị 6 cũng như những Hội trước kia thì không có gì thay đổi lắm đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải không thưa Ông?
JB Nguyễn Hữu Vinh: Vâng, tôi không thấy tín hiệu nào tươi sáng trong và qua Hội nghị 6 vừa qua nên tôi do đó tôi không thấy lạc quan lắm. Đồng thời đối với những người yêu nước gần đây, những người tỏ tấm lòng đối với quê hương, đất nước thì bị gán ghép vào các tội như phản động, thế lực thù địch, chống lại đất nước. Nhưng thực tế tôi nghĩ rằng đối với những người ấy thì nhân dân sẽ phán xử họ, đời phán xử họ, chứ không phải những phiên tòa như phiên ngày mai xử 2 nhạc sĩ yêu nước. 

Thomas Việt: Như Ông biết đầy là lần đầu tiên, sau nhiều năm, nhà cầm quyền đưa những nhạc sĩ yêu nước ra xét xử, theo Ông thì điều này nói lên điều gì thưa Ông?
JB Nguyễn Hữu Vinh: Đó là quyền tự do lên tiếng, tự do nói lên tiếng nói của mình, tự do nói lên lòng yêu nước của mình, tự do nói lên quan điểm của mình đã bị xâm hại một cách nghiêm trọng.

Thomas Việt: Ông cũng từng là nạn nhân của một chế độ độc đảng, và từng bị đánh đập nhiều lần. Ông nghĩ gì về những nạn nhân khác cũng từng bị đánh đập và bị cầm tù thưa Ông?
JB Nguyễn Hữu Vinh: Tôi cảm thông được với họ với những bước đường họ đi và tôi cảm thấy rằng họ là những viên gạch lót đường để cho đất nước sáng tươi hơn. Đất nước đang mong chờ vào những con người mà ngày mai (30.10.2012) đây có thể phải ở trong tù. Vì không có những người như họ thì đất nước chìm vào vòng nộ lệ. 

Chúc bình an
Thomas Việt, VRNs


Con nhớ ba Bình

Đăng bởi pleikly lúc 
VRNs (30.10.2012) – Sài Gòn – Vào ngày 26.10.2012, trước khi phiên tòa xét 2 Nhạc sĩ Phêrô Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang, chúng tôi có cơ hội đến thăm và lắng nghe chị Trương Thị Mỹ Duyên, vợ anh Bình, chia sẻ về nỗi nhớ chồng của chị và lòng khao khát được nhìn thấy ba của bé Trần Hạo Trương, con trai anh Bình và chị Duyên.
Ước mơ đơn sơ, hồn nhiên và trong trắng ấy của bé Trương, một đứa bé vừa bước qua tuổi mẫu giáo và chập chững bước vào môi trường mới của cấp 1, là được nhìn thấy Ba, chờ đợi Ba quay trở về với Mẹ và Bé, được Ba chở đi học, đi chơi, và mua thật nhiều quà cho Bé…
Xin mạn phép ghi ghi lại những lời tâm sự của chị Duyên kể về nỗi nhớ của chị và bé Trương trong những ngày vắng Ba, theo cảm nhận riêng của cá nhân tôi.
———–
Ba Bình ơi!
Ba đi đâu mà không về với Con và Mẹ, hả Ba? Ba có biết, ngày nào, Con cũng mong Ba trở về với Con không? Con nhớ Ba và Con yêu Ba lắm, Ba ơi!
Con nhớ, những ngày Ba ở nhà, Ba đưa đón con đi học, nhưng bỗng nhiên, chiều hôm ấy, Con cứ đợi, cứ đợi và chờ đợi Ba ở trước cổng trường, nhưng Con không thấy Ba đâu cả!
Từ dạo ấy cho đến bây giờ, Mẹ và Con không được một lần nhìn thấy Ba nữa, Ba ơi!
Những ngày không có Ba,
Ở nhà, Con hỏi Mẹ: “Mẹ ơi, Ba đâu rồi, hả Mẹ? Mẹ ơi, Ba đi đâu rồi, sao Ba không đón và đưa Con đi chơi?…”
Mẹ chả biết nói gì. Mẹ chỉ biết ôm Con thật chặt vào lòng. Những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt gầy gò của Mẹ kèm theo những tiếng nấc nghẹn. Mẹ ốm, bà nói mẹ mày rệu rạo, rã rời.
Không có Ba, Con không biết làm gì để an ủi Mẹ đây. Lúc đó, Con chỉ ôm Mẹ và khóc. Mẹ cũng khóc với Con.
Ba Bình ơi, Ba đi đâu mà không về với Con và Mẹ, hả Ba?
Con vẫn ước mong Ba đưa Con đến trường. Tan trường, chờ đợi Ba trước cổng trường như mọi khi, để Ba đưa Con về, để Ba chở Con đi chơi và mua quà cho Con, vào những ngày không có Ba.
Con nhớ Ba lắm, Ba ơi! Nên đi đâu, Con cũng mang theo tấm hình của Ba. Để mỗi ngày, Con nhìn ngắm Ba, vào những ngày không có Ba.
Ở nhà, Mẹ khóc suốt. Có những lúc nửa đêm, Mẹ siết con vào lòng, hai hàng nước mắt của Mẹ lăn dài, ướt hết đôi vai của Con.
Nhà mình buồn, vắng, thiếu Ba.
Lúc bệnh, Mẹ nói: Mẹ biết, ở phương xa, Ba con cũng đang bị ốm đấy, Con à!

Mẹ Duyên cố gắng giải thích cho việc ba vắng nhà với con
Chiếc xe Honda, hằng ngày vẫn đưa đón Con và Mẹ, bụi, dơ, không ai rửa.
Ba ơi, những ngày không có Ba, mỗi ngày, Mẹ vẫn đạp xe đi làm từ mờ sớm, nuôi Con, trông chờ Ba về.
Mẹ chưa học đạo, nhưng cứ đến hang đá Đức Mẹ ở nhà thờ cầu nguyện cho Ba về với Mẹ và Con.
Mẹ yêu mến Chúa, khao khát được vào Đạo lắm đó Ba.
Mẹ không biết chữ và mau quên, nhưng Mẹ dạy Con làm dấu, đọc kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng và kinh Sáng Danh. Mẹ nói Ba dạy Mẹ.
Mẹ nhút nhát, không nhanh nhẹn nhưng rất thương con, dạy Con sống làm những việc nhỏ nhặt trong nhà, âm thầm, không khóc nhè.
Và, những ngày không có Ba, mỗi ngày, Mẹ và Con vẫn đợi chờ Ba về.
Ba ơi, Mẹ và Con luôn luôn yêu Ba!
PV. VRNs
ghi lại tâm tình của bé Trương và lời kể của chị Duyên



Có nên uống nước trước khi đi ngủ?


Có những điều tưởng chừng rất đơn giản, dễ bị bỏ qua nhưng lại có tác dụng rất tốt cho sức khỏe.

Kết quả một số công trình nghiên cứu cho thấy, nếu trước khi đi ngủ uống một cốc nước, có thể giúp phòng ngừa một phần nào chứng tai biến mạch máu não.
Trong thực tế, những tai biến mạch máu não thường xảy ra vào sáng sớm. Sau một đêm dài cơ thể không được cung cấp nước, máu trở nên đặc hơn, và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não.

Ảnh minh họa.
Trong một ngày máu có lúc đặc lúc loãng, đồng thời có một quy luật nhất định, buổi sáng từ 4 - 8 giờ là lúc máu đông đặc nhất, sau đó dần dần loãng ra, đến khoảng 12 giờ đêm là thời điểm loãng nhất rồi dần dần đặc lại, và đến buổi sáng hôm sau lại lên đến đỉnh cao.
Chính vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200ml nước (khoảng 1 cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc, mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não.
Tất nhiên có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh, nhưng ít nhiều có thể khẳng định, tạo cho mình thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
 
Theo Sức khỏe & Đời sống

Quà tặng cuộc sống - Người quan trọng nhất trong cuộc đời bạn!

Vợ là người quan trọng nhất trong đời 


Chuyện xảy ra tại một trường đại học.
Sắp hết giờ giảng, giáo sư bỗng đề nghị với các sinh viên,- "Tôi cùng mọi người thử một trắc nghiệm

 nhỏ, ai muốn cùng tôi thử nào?"
Một nam sinh bước lên.Giáo sư nói, - "Em hãy viết lên bảng tên của 20 người mà em khó có thể rời bỏ".
Chàng trai làm theo. Trong số tên đó có tên của hàng xóm, bạn bè, và người thân...Giáo sư nói:- "Em hãy xoá tên của một người mà em cho rằng không quan trọng nhất!"
Chàng trai liền xoá tên của người hàng xóm.
Giáo sư lại nói: - "Em hãy xoá thêm một người nữa!".
Chàng trai xoá tiếp tên của một đồng nghiệp.
Giáo sư nói tiếp:- "Em xoá thêm tên một người nữa đi". Một người không quan trọng nhất trong cuộc đời. chàng trai lại xoá tiếp.....
Cuối cùng, trên bảng chỉ còn lại ba tên: bố mẹ, vợ, và con. Cả giảng đường im phăng phắc,
Mọi người lặng lẽ nhìn vị giáo sư, cảm giác dường như đây không còn đơn thuần là một trò chơi nữa rồi !! Giáo sư bình tĩnh nói tiếp : - "Em hãy xóa thêm một tên nữa! " Chàng trai chần chừ, rất khó khăn mới đưa ra được sự lựa chọn... anh đưa viên phấn lên... và gạch đi tên của bố mẹ!
- "Hãy gạch đi một cái tên nữa đi!", tiếng của vị giáo sư lại vang lên bên tai. Chàng trai sững lại, rồi như một cái máy, từ từ và kiên quyết gạch bỏ tên của đứa con trai... Và anh bật khóc thành tiếng, dáng điệu vô cũng đau khổ.
Vị giáo sư chờ cho anh bình tĩnh lại hồi lâu và hỏi: - "Lẽ ra người thân thiết nhất với em, phải là cha mẹ và đứa con, bởi cha mẹ là người sinh thành và dạy dỗ em nên người, đứa con là do em dứt ruột sinh ra, còn người vợ thì có thể tìm người khác thay thế được, vậy tại sao, với em người vợ lại là người mà em khó rời xa nhất?"
Cả giảng đường im lặng, chờ nghe câu trả lời. Chàng trai bình tĩnh và từ tốn nói: - "Theo thời gian, cha mẹ sẽ là rời bỏ tôi mà đi, con cái khi trưởng thành, cũng chắc chắn sẽ rời xa tôi, người luôn ở bên, làm bạn với tôi suốt đời, thực sự chỉ có vợ tôi!Nói xong rồi chàng trai quay sang nói nhỏ vào tai vị giáo sư: - "Thưa thầy con phải nói như vậy là vì con vợ của con đang ngồi bên dưới ... không nói như vậy thì chỉ có chết với nó, xin thầy thông cảm giùm con."
Vị giáo sư cười như mếu:

-"Thầy cũng chẳng khác gì con!"

http://www.youtube.com/watch?v=juy6pTRrLbY&noredirect=1

Dân Làm Báo Blog: Phiên tòa xét xử nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang - Mỗi người chúng ta là một chiến sỹ thông tin * Citizen Journalism

Dân Làm Báo Blog: Phiên tòa xét xử nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang - Mỗi người chúng ta là một chiến sỹ thông tin * Citizen Journalism

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

TulipGarden9: Thời khắc nguy hiểm nhất lịch sử nhân loại 50 năm ...

TulipGarden9: Thời khắc nguy hiểm nhất lịch sử nhân loại 50 năm ...: 10/10/2012 Thời khắc nguy hiểm nhất lịch sử nhân loại 50 năm trước Việc Mỹ phát hiện tên lửa hạt nhân của Liên Xô tại Cuba cách đây 50...

Dân Làm Báo Blog: Thế hệ của các liệt nữ - Mỗi người chúng ta là một chiến sỹ thông tin * Citizen Journalism

Dân Làm Báo Blog: Thế hệ của các liệt nữ - Mỗi người chúng ta là một chiến sỹ thông tin * Citizen Journalism

TulipGarden9: 11 nữ doanh nhân điều hành tập đoàn nghìn tỷ

TulipGarden9: 11 nữ doanh nhân điều hành tập đoàn nghìn tỷ: 19/10/2012 11 nữ doanh nhân điều hành tập đoàn nghìn tỷ Công ty do những vị nữ doanh nhân này điều hành đều có vốn chủ sở hữu và tổng ...

TulipGarden9: Cách chữa bệnh ung thư. Yên tâm không còn sợ nữa

TulipGarden9: Cách chữa bệnh ung thư. Yên tâm không còn sợ nữa: Cách chữa bệnh ung thư. Yên tâm không còn sợ nữa Kính xin phổ biến rộng rãi. Kính thưa quý vị, Tôi viết những điều dưới...

TulipGarden9: CẨM NANG Y HỌC

TulipGarden9: CẨM NANG Y HỌC: CẨM NANG Y HỌC Tài liệu về bịnh ung thư : Phương pháp chữa bịnh ung thư Ung Thư Xin đừng hoảng sợ : (PDF file) Bài viết củ...

TulipGarden9: Bác sĩ hàng đầu Mỹ tin vào 'thế giới bên kia'

TulipGarden9: Bác sĩ hàng đầu Mỹ tin vào 'thế giới bên kia': 13/10/2012 Bác sĩ hàng đầu Mỹ tin vào 'thế giới bên kia' Từng bác bỏ giả thuyết về sự tồn tại của thế giới của linh hồn, song mới đây ...

TulipGarden9: ĐỨC MẸ MARIA HIỆN RA TẠI THỦ ĐỨC VỚI MỘT THANH NIÊ...

TulipGarden9: ĐỨC MẸ MARIA HIỆN RA TẠI THỦ ĐỨC VỚI MỘT THANH NIÊ...: THÔNG ĐIỆP CỦA MẸ MARIA CHO VIỆT NAM QUA ANH THOMAS NGUYỄN THANH VIỆT, GIÁO XỨ MINH ĐỨC, QUẬN THỦ ĐỨC, SG. VIỆT NAM ĐỨC MẸ MARIA HIỆN RA TẠ...

TulipGarden9: 9 km đường trên cao Hà Nội trước ngày thông xe

TulipGarden9: 9 km đường trên cao Hà Nội trước ngày thông xe: 5/10/2012 9 km đường trên cao Hà Nội trước ngày thông xe Hoàn thành trước thời hạn 5 tháng, đường trên cao Bắc Linh Đàm - cầu vượt Mai...

TulipGarden9: Chùa Vàng Shwedagon, “niềm kiêu hãnh“ của Myanmar

TulipGarden9: Chùa Vàng Shwedagon, “niềm kiêu hãnh“ của Myanmar: Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng A- A A+ ‹Đọc› Nếu như Myanmar được coi là “Đất nước của những ngọn tháp vàng” ...

Phép lạ tại Ai-cập ! Tạm dịch từ bản tiếng Anh Của CBS


Sunday, October 28, 2012 2:05 AM

From:"Ngoc Ly" <ngoc5361@yahoo.com>
To: undisclosed-recipients





Phép lạ tại Ai-cập !    

                              Tạm dịch từ bản tiếng Anh  Của CBS   
  
      Một người đàn ông Hồi giáo ở Ai-cập giết vợ vì chị này đọc Kinh Thánh, rồi đem chôn cùng với hai đứa con gái, một còn đang bú và một đã lên tám.
      Cả hai bé gái đều bị chôn sống ! Sau đó anh ta đến báo với cảnh sát là một ông chú đã giết chết hai đứa bé. Mười lăm ngày sau, một thành viên khác trong gia đình qua đời. Khi đưa người chết đi chôn, người ta tìm thấy hai bé gái bị vùi dưới cát – VẪN CÒN SỐNG !

      Toàn quốc Ai-cập đều căm phẫn sâu sắc về vụ việc xảy ra, và kẻ sát nhân sẽ bị hành hình vào cuối tháng Bảy (2008).
      Người ta hỏi bé gái 8 tuổi làm cách nào để có thể sống sót được và em đã trả lời : "Một người đàn ông mặc áo trắng rực rỡ, cùng với các vết thương trên hai bàn tay, hằng ngày đến nuôi sống chúng cháu. Người ấy đánh thức mẹ cháu dậy để mẹ cháu có thể cho em bú". Cô bé đã được phỏng vấn bởi một phụ nữ Hồi giáo mang mạng che mặt phụ trách kênh tin tức trên Đài Truyền Hình Ai-Cập . Người này đã nói công khai trên truyền hình, "Đó chính là Đức Giêsu, bởi chẳng một ai khác có thể làm được những việc như thế !"

      Những người Hồi giáo tin rằng Isa (tức là Chúa Giêsu) đã thực hiện việc đó, các vết thương có nghĩa là Người thực sự đã chịu đóng đinh, và rõ ràng là Người đang sống ! Đằng khác, cũng hết sức rõ ràng là đứa bé không thể bịa ra được một câu chuyện như thế, và hai đứa trẻ không thể nào sống sót nếu không có một phép lạ thực sự.
      Các nhà lãnh đạo Hồi giáo đang phải trải qua một thời khắc khó khăn chưa biết xử trí ra sao về việc này, và việc phổ biến các phim ảnh "Chết Vì Đạo" cũng chẳng giúp được gì ! Ai-cập là một quốc gia nằm ở trung tâm của việc truyền thông và giáo dục tại vùng Trung Đông, các bạn có thể tin chắc là câu chuyện này sẽ được phổ biến rộng rãi. Đức Kitô vẫn đang kiểm soát và biến đổi thế giới. Hãy sẵn lòng chia sẻ câu chuyện này với mọi người.   
Đức Chúa phán, 'Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Đức Chúa". (Gr. 17) 


 Phép lạ tại Ai-cập !    

                              Tạm dịch từ bản tiếng Anh  Của CBS   
  
      Một người đàn ông Hồi giáo ở Ai-cập giết vợ vì chị này đọc Kinh Thánh, rồi đem chôn cùng với hai đứa con gái, một còn đang bú và một đã lên tám.
      Cả hai bé gái đều bị chôn sống ! Sau đó anh ta đến báo với cảnh sát là một ông chú đã giết chết hai đứa bé. Mười lăm ngày sau, một thành viên khác trong gia đình qua đời. Khi đưa người chết đi chôn, người ta tìm thấy hai bé gái bị vùi dưới cát – VẪN CÒN SỐNG !

      Toàn quốc Ai-cập đều căm phẫn sâu sắc về vụ việc xảy ra, và kẻ sát nhân sẽ bị hành hình vào cuối tháng Bảy (2008).
      Người ta hỏi bé gái 8 tuổi làm cách nào để có thể sống sót được và em đã trả lời : "Một người đàn ông mặc áo trắng rực rỡ, cùng với các vết thương trên hai bàn tay, hằng ngày đến nuôi sống chúng cháu. Người ấy đánh thức mẹ cháu dậy để mẹ cháu có thể cho em bú". Cô bé đã được phỏng vấn bởi một phụ nữ Hồi giáo mang mạng che mặt phụ trách kênh tin tức trên Đài Truyền Hình Ai-Cập . Người này đã nói công khai trên truyền hình, "Đó chính là Đức Giêsu, bởi chẳng một ai khác có thể làm được những việc như thế !"

      Những người Hồi giáo tin rằng Isa (tức là Chúa Giêsu) đã thực hiện việc đó, các vết thương có nghĩa là Người thực sự đã chịu đóng đinh, và rõ ràng là Người đang sống ! Đằng khác, cũng hết sức rõ ràng là đứa bé không thể bịa ra được một câu chuyện như thế, và hai đứa trẻ không thể nào sống sót nếu không có một phép lạ thực sự.
      Các nhà lãnh đạo Hồi giáo đang phải trải qua một thời khắc khó khăn chưa biết xử trí ra sao về việc này, và việc phổ biến các phim ảnh "Chết Vì Đạo" cũng chẳng giúp được gì ! Ai-cập là một quốc gia nằm ở trung tâm của việc truyền thông và giáo dục tại vùng Trung Đông, các bạn có thể tin chắc là câu chuyện này sẽ được phổ biến rộng rãi. Đức Kitô vẫn đang kiểm soát và biến đổi thế giới. Hãy sẵn lòng chia sẻ câu chuyện này với mọi người.   
Đức Chúa phán, 'Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Đức Chúa". (Gr. 17) 
     
Nguyên văn :    
Recent miracle in Egypt !     Broadcasted in CBS...
  A Muslim man in Egypt killed his wife because she was reading the Bible and then buried her with their infant baby and an 8-year old daughter.

The girls were buried alive! He then reported to the police that an uncle killed the kids. 15 days later, another family member died. When they went to bury him, they found the 2 little girls under the sand - ALIVE!

The country is outraged over the incident, and the man will be executed at the end of July.

The older girl was asked how she had survived and she says:- 'A man wearing shiny white clothes, with bleeding wounds in his hands, came every day to feed us. He woke up my mom so she could nurse my sister,' she said. She was interviewed on Egyptian national TV, by a veiled Muslim woman news anchor. She
 said on public TV, 'This was none other than Jesus, because nobody else does things like this!'

Muslims believe Isa (Jesus) would do this, but the wounds mean He really was crucified, and it's clear also that He is alive! But, it's also clear that the child could not make up a story like this, and there is no way these children could have survived without a true miracle.
  
Muslim leaders are going to have a hard time to figure out what to do with this, and the popularity of the Passion movie doesn't help! With Egypt at the centre of the media and education in the Middle East , you can be sure this story will spread. Christ is still controlling and turning the world. Please let this story be shared.


The Lord says, 'I will bless the person who puts his trust in me.    (Jeremiah 17)


Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

TulipGarden9: Công nghệ biến không khí thành xăng

TulipGarden9: Công nghệ biến không khí thành xăng: 22/10/2012 Công nghệ biến không khí thành xăng Một công ty tại Anh tìm ra công nghệ đột phá để sản xuất xăng từ hơi nước và carbon dio...

TulipGarden9: Ca sĩ Khánh Ly quyên góp gần $100 ngàn cho hội từ ...

TulipGarden9: Ca sĩ Khánh Ly quyên góp gần $100 ngàn cho hội từ ...: October 04, 2012 VIRGINIA (NV) - Giữa những ồn ào quanh tin tức cô về Việt Nam hát, Khánh Ly vẫn âm thầm xuất hiện trong các buổi hát từ...

TulipGarden9: Chùm ảnh Quần đảo Hoàng Sa này được chụp ngày 1/6/...

TulipGarden9: Chùm ảnh Quần đảo Hoàng Sa này được chụp ngày 1/6/...: Chùm ảnh Quần đảo Hoàng Sa này được chụp ngày 1/6/2011 các bạn ạ. Vùng nước ở Quần đảo Hoàng Sa trong veo, tinh khiết và mát lành. Có ...

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

XIN CHO TÔI NHÌN THẤY LẠI ĐƯỢC - CN XXX TN B 28/10/2012



X Lời Chúa: (Mc 10,46-52)
46 Hôm ấy, Khi Ðức Giêsu cùng với các môn đệ và đám đông dân chúng ra khỏi thành Giêrikhô, thì có một người hành khất mù, tên là Báctimê, con ông Timê, đang ngồi ở vệ đường. 47 Vừa nghe nói đó là Ðức Giêsu Nadarét, anh ta bắt đầu kêu lên rằng: "Lạy ông Giêsu, Con vua Ðavít, xin dủ lòng thương tôi!" 48 Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng: "Lạy Con vua Ðavít, xin dủ lòng thương tôi!"
49 Ðức Giêsu đứng lại và nói: "Gọi anh ta lại đây!" Người ta gọi anh mù và bảo: "Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy!" 50 Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Ðức Giêsu. 51 Người hỏi: "Anh muốn tôi làm gì cho anh?" Anh mù đáp: "Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được". 52 Người nói: "Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh!" Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi.

X Suy Niệm
Con mắt là một bộ phận hết sức mong manh,
dễ bị tổn thương, dễ bị nhiễm trùng,
nhất là trong điều kiện vệ sinh ngày xưa.
Chúng ta không rõ nguyên nhân khiến anh Báctimê bị mù,
chỉ biết anh không mù từ lúc lọt lòng mẹ.
Anh đã từng được thưởng thức ánh nắng ban mai
hay nhìn ngắm những người thân yêu, bè bạn.
Bây giờ chỉ có bóng tối triền miên.
Anh Báctimê sống bằng nghề hành khất,
ngồi ăn xin bên vệ đường, sống bên lề xã hội.
Danh tiếng của Ðức Giêsu Nadarét, anh đã được nghe nhiều.
Ngài có thể làm người mù bẩm sinh sáng mắt.
Anh tin vào Ngài, thầm mong có ngày được gặp.
Bài Tin Mừng hôm nay kể lại cuộc hạnh ngộ ấy.
Rất tình cờ, Ðức Giêsu đi ngang qua đời anh.
Anh mù lòa, ngồi đó như chỉ chờ giây phút này.
Khi nghe biết là Ðức Giêsu cùng với đám đông đi qua,
anh thấy cơ may đã đến.
Tất cả sức mạnh của anh nằm ở tiếng kêu,
tiếng kêu thống thiết bi ai của một người đau khổ,
nhưng cũng là tiếng kêu đầy tin tưởng, hy vọng.
"Lạy ông Giêsu, Con vua Ðavít, xin thương xót tôi!"
Tiếng kêu báo hiệu một sự hiện diện, một cầu cứu.
Nhiều người muốn bịt miệng anh,
nhưng anh chẳng sợ gì đe dọa.
Càng bị đe dọa, anh càng gào to hơn nhiều.
Cuối cùng tiếng của anh đã đến tai Ðức Giêsu.
Ngài dừng lại và sai người đi gọi anh,
vì Ngài cũng chưa rõ anh đang ở đâu.
Khi biết mình được gọi, anh vội vã và vui sướng
vất bỏ cái áo choàng vướng víu,
nhẩy cẩng lên mà đến với Ðức Giêsu.
Anh đi như một người đã sáng mắt,
bởi thực ra mắt của lòng anh đã sáng rồi.
Khi được khỏi, lòng tin của anh thêm mạnh mẽ hơn.
Anh thấy lại mặt trời, anh gặp Ðấng cho anh ánh sáng.
Không ngồi ở vệ đường nữa, anh đứng lên đi theo Ðức Giêsu.
"Xin thương xót tôi. Xin cho tôi nhìn thấy lại."
Ðây có phải là tiếng kêu của tôi không?
Khả năng thấy là một khả năng mỏng dòn.
Ta có thể thấy điều này mà không thấy điều kia.
Tôi có thể lúc thấy lúc không, hay cố ý không muốn thấy.
Lắm khi tôi không đủ sức để ra khỏi sự mù lòa của mình.
Tôi có kêu gào với Chúa để xin được ơn thấy lại không?
Một người mù chữ, dù đã được xóa mù, vẫn có thể mù lại.
Chính vì thế tôi cứ phải xin cho mình được thấy luôn.
Thấy mình bé nhỏ, thấy Chúa bao la, thấy anh em dễ mến.
Thấy là đi vào một con đường dài hun hút.
Chúng ta phải được Chúa xóa mù suốt đời.
Chỉ trong ánh sáng của Chúa, tôi mới nhìn thấy ánh sáng.


X Gợi Ý Chia Sẻ
Bạn nghĩ gì về nạn hành khất ở nơi bạn sống? Ðâu là nguyên nhân? Ðâu là cách giải quyết tốt nhất?
Nhiều người tự giam mình trong sự mù lòa. Họ chỉ thấy điều họ muốn thấy. Họ bị khép kín trong thế giới chủ quan của họ. Có khi nào bạn thấy mình mù lòa về bản thân không? Làm sao bạn được sáng mắt trở lại?


X Cầu Nguyện
Như người mù ngồi bên vệ đường
xin Chúa dủ lòng thương cho con được thấy.
Xin cho con được thấy bản thân
với những yếu đuối và khuyết điểm,
những giả hình và che đậy.
Cho con được thấy Chúa hiện diện bên con
cả những khi con không cảm nghiệm được.
Xin cho con thực sự muốn thấy,
thực sự muốn để cho ánh sáng Chúa
chiếu dãi vào bóng tối của con.
Như người mù ngồi bên vệ đường
xin Chúa dủ lòng thương cho con được thấy.
Nguồn: Trích từ Tập Suy niệm Manna B của LM. Nguyễn Cao Siêu, SJ

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

10 loại rau rừng ăn ngon, chữa được bệnh


 Rau rừng từ lâu đã là thức ăn vô cùng quý giá. Tuy nhiên nó không chỉ giúp chúng ta no bụng, mà nó còn ẩn chứa nhiều tác dụng chữa bệnh rất hay.


1. Cải soong: Nasturticum officinale R. Br. Họ Cải Brassicaceae. Cây thảo nhiều năm, bò dài. Mọc hoang ven suối cạn. Được trồng khắp nơi, ngon, bổ, được cả thế giới ưa chuộng. Trong kháng chiến Bác Hồ vẫn thu hái cải soong mọc ven suối Lê Nin để ăn và làm quà, khuyên cán bộ và dân quanh vùng phát triển loại rau này. Rau có thành phần dinh dưỡng rất cao. Là loại cải duy nhất có chứa iốt làm thức ăn phòng chữa bệnh bướu cổ, giải độc nicôtin của thuốc lá, chống chảy máu, thiếu máu, giảm đường huyết, được nghiên cứu để chống ung thư và rất nhiều bệnh khác.

2. Rau sắng (Rau ngót núi, ngót rừng) Melientha Suavis Pierre. Họ Rau sắng Opiliaceae. Cây gỗ cao 4 – 8m, đường kính thân 25 – 30cm (Khác với các loài rau khác là cây thảo, bụi thấp trên dưới 1m). Rau là ngọn non bánh tẻ hoa, quả, hạt để ăn. Mọc phổ biến ở rừng, ven suối, ven núi đá ở nhiều tỉnh phía bắc Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hoà Bình, Sơn La, Hà Tây (Chùa Hương) miền Nam Việt Nam ở núi Đinh (Đồng Nai).

3. Rau chùm bao (Lạc tiên, Nhãn lồng) Pasiflora foetida L. Thuộc họ Lạc tiên Passifloraceae. Mọc hoang khắp rừng núi hoặc được trồng. Dùng ngọn non của dây lạc tiên làm rau ăn. Có tác dụng an thần gây ngủ. Chữa mất ngủ, ngủ hay mộng mị, hồi hộp tim. Còn dùng để lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau chữa ho, phù nề, viêm da, ngứa lở. Dùng uống trong và đắp ngoài. Khi chữa bệnh phối hợp thêm các vị khác theo yêu cầu cụ thể từng bệnh.

4. Rau tàu bay. Tên khoa học: Gynura crepidioides Benth. Họ Cúc Asteraceae. Có tên Tàu bay vì hoa bay khắp nơi khi có gió. Rau có phổ biến ở các bãi hoang nương rẫy, bìa rừng, khe suối. Còn mọc ở Lào, Campuchia, Trung Quốc. Ngọn và lá non dùng làm rau ăn sống cùng các lá khác khi ăn bánh xèo, vò nát trộn muối, luộc, xào, nấu canh hay muối dưa. Thành phần dinh dưỡng của rau tầu bay như sau % nước 91,1 protein 2,5, lipid 0,2 cellulose 1,6, dẫn xuất không protêin 3,7 khoáng toàn phần 0,9. Trong 1kg thức ăn có protêin tiêu hoá là 18g, calcium 0,8g, phospho 0,3g (Viện chăn nuôi 1979) còn tìm thấy 3,4mg% caroten, 10mg% vitamin C. Để làm thuốc chữa rắn rết cắn dùng lá tươi giã nhuyễn đắp lên vết bị cắn. Rau tàu bay được bộ đội ta thường nói đến trong các loại rau rừng được dùng làm rau ăn.

5. Rau mớp. Mớp gai, chóc gai, rau gai. Sơn thục Lasia spinosa (L) Thw. Họ Ráy Aeaceae cây thảo nguồn gốc Ấn Độ sang các nước khác. Ở nước ta mớp mọc hoang khắp nơi chỗ ẩm ướt, ven suối, bờ ao, bãi lầy, mương rạch từ đồng bằng lên rừng núi. Mọc thành đám. Lá non dùng làm rau luộc ăn hoặc muối dưa.

Để làm thuốc dùng thân rễ, tính mát, vị cay chát. Có tác dụng lợi tiểu mạnh, mát gan, tiêu viêm. Chữa phù thũng, đau nhức, khớp, ngứa lở ngoài da xơ gan cổ chướng (sắc 15 – 20g) trị chứng sốt rét.

6. Rau tai voi (R – lưỡi bò), Pentaphragma gamopetalum Gagnep. Họ Rau tai voi Pentaphragmataceae. Cây thảo mọc ở các vùng núi cao 700 – 1200m (Rừng Lâm Đồng: Đà Lạt, Bảo Lộc, Đồng Nai) Kon Tum (Đác Plây) và Gia Lai (Măng Giang). Tên dân tộc gọi Clonh srơma. Lá và quả nấu canh ăn ngon.
Loài rau tai khác có tên rau tai nai, R bánh lái (Quảng Trị) Pentaphragma sinense Hensl. ex. Wils phân bổ ở Lào Cai, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng. Gia Lai – Kon Tum… Dùng các phần non làm rau ăn.

7. Rau bép
 (Rau danh) Gnetum gnemon L. var griffithii Markgr. Họ Giây gắm Gnetaceae. Cây bụi. Gặp nhiều ở rừng Tây Nguyên, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc. Lá và hạt đều ăn được, lá nấu canh suông hoặc với thịt ăn ngọt. Hạt rang ăn bùi như lạc.
Với cây bép chưa biết có được dùng làm thuốc không. Còn những loài gần với dây bép như dây gắm (Gnetum montanum Mgf) thì hạt rang ăn, và dây, rễ làm thuốc giải độc, trị sốt rét, chữa tê thấp, bổ huyết.

8. Cải rừng tía. Rau cẩn Viola inconspicua Blume. Họ Hoa tím Violaceae. Cây thảo, mọc ở nhiều nơi thường ở các bãi suối có cát. Dùng phần non luộc, xào vị đắng nhạt, hơi the tính mát, vào tâm, can. Tác dụng làm mát huyết, giải độc, tiêu viêm. Chữa viêm họng, vú, mắt, mụn nhọt. Trong uống ngoài đắp. Chữa quai bị: lấy 40g lá cải tím, 4g phèn chua giã nhỏ đắp. Chữa dịch tả: Lấy cải tía và hương nhu mỗi vị 40g, sắc uống.

9. Rau vẩy ốc (Đơn rau má, cỏ bi) Pratia nummularia (Lam) A. Br. et Aschers (P.begoniifolia (Wall) Lindl), họ Lô biên Lobeliaceae, cây thảo, nằm bò. Phân bố các nước châu Á. Ở nước ta cây mọc nơi ẩm thấp ven rừng, nương rẫy lối đi vào rừng của vùng núi cao 700 – 2000m. Lá và ngọn non nấu canh, để ăn và làm thuốc. Thu hái mùa hạ, thu. Có vị cay đắng, tính bình. Tác dụng lợi tiểu, hoạt huyết, tiêu viêm trừ thấp. Chữa di mộng tinh, khí hư.

10. Rau tầm bóp (Thù lù cái) Physalis angulata L., họ là Solanaceae, cây thảo hàng năm, mọc ven rừng. Quả ăn sống, chồi lá non luộc, nấu canh. Quả còn dùng làm thuốc thanh nhiệt, tiêu đờm, giảm ho, lợi tiểu: Chữa phù thũng. Đắp ngoài chữa đinh nhọt. Rễ tươi nấu với tim lợn và chu sa chữa bệnh đường huyết cao.

Các rau khác có tác dụng phòng chữa bệnh:
- Rau: Rau dớn, R. Mã đề, Rau má, Rau ngót, R mảnh bát, R muối…

- Gia vị: Riềng, Rau mùi tàu (Ngò tàu)

- Thận trọng loại có độc: Sầu đâu (Hoa, lá ăn gỏi sống, luộc) rất đắng.

* Viết theo đề nghị của bạn đọc Cựu chiến binh Nguyễn Duy Hưng





Caythuocquy.info.vn


Bacsi.com
-----------------------
http://forum.bacsi.com/chua-benh-khong-dung-thuoc/10-loai-rau-rung-an-ngon-chua-duoc-benh-124868.html
-----------------------

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Nhà thờ gỗ Ba Na ở Kon Tum - Công trình kiến trúc độc đáo


Nguồn: website báo Cần Thơ
Cập nhật: 16/10/2012, 08:05:52

Nhà thờ gỗ ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum là một công trình kiến trúc độc đáo, đậm chất của dân tộc Ba Na Tây Nguyên. Gần một trăm năm tuổi, ngôi nhà thờ cổ kính vẫn vững chãi. Trong làn sương sớm hay ánh trăng huyền ảo của đêm, đứng trước ngôi nhà thờ gỗ người ta có cảm giác đang đắm trong không gian huyền hoặc của nhiều thế kỷ trước.


Nhà thờ gỗ là tên gọi của người Kon Tum cho nhà thờ Chánh tòa, tọa lạc ngay trung tâm thành phố. Cái tên ấy xuất phát từ vật liệu chính làm nên ngôi nhà thờ. Hiện diện trên mọi chi tiết kiến trúc của nhà thờ là màu gỗ nâu đen. Với tháp chuông cao vút, mái nhọn, khung cửa hình vòm và hàng cột to tròn, ngôi giáo đường mang đặc trưng kiến trúc Roman. Nhà thờ được xây dựng trên cao nguyên đất đỏ, nhưng kiến trúc Roman phương Tây trở nên hài hòa với phương Đông bởi hoa văn trang trí, điêu khắc trên gỗ mang dáng dấp của văn hóa bản địa.
Khi đặt chân lên cao nguyên này, người Pháp đã mang theo tín ngưỡng của họ. Khi xây dựng nhà thờ, các vị linh mục thời đó đã khéo léo đưa kiến trúc Roman hòa vào kiến trúc nhà sàn Ba Na để tạo một không gian thân thiện, gần gũi với người dân bản địa. Cung thánh đường được khởi công vào năm 1913 và phải mất 5 năm với sự lao động cần mẫn của các nghệ nhân miền Trung và miền Bắc, công trình mới hoàn thành. Đến nay nhà thờ gỗ trở thành điểm đến của du khách khắp nơi khi lên miền đất cao nguyên Kon Tum.
Nhìn từ xa, du khách đã thấy rõ nhà thờ gỗ màu nâu đen. Đứng trước cổng, khách không khỏi ngạc nhiên với vẻ đẹp dung dị mà sang trọng của nhà thờ. Từ cột kèo đến nóc nhọn của giáo đường và tháp chuông cao vút đều bằng gỗ. Điểm xuyết trên đó là những hoa văn mang sắc màu Tây Nguyên, tạo điểm nhấn. Bên trong nhà thờ là mái vòm cong vút cao lồng lộng. Dọc hai bên là những hàng cột làm từ gỗ cà chit đen tròn, thẳng tắp. Liên kết với các cột là những vòm gỗ. Lồng vào giữa những khối gỗ là những tấm kính màu, mô tả hình ảnh trong Kinh Thánh và cũng là chỗ lấy ánh sáng cho phía trong. Nắng soi qua kính tạo những màu sắc đẹp như bức tranh được đóng khung gỗ quý treo trên trần nhà.
Công trình gỗ vẫn đứng vững giữa cái nắng, cái gió của cao nguyên này suốt gần một thế kỷ qua. Nếu như nhiều chi tiết làm bằng gỗ thì tường và mái nhà thờ lại là đất sét và rơm đắp nên. Đất trộn rơm bện lại thành khối và đắp lên nhau tạo nên bức tường vững chắc, gắn kết với cột kèo gỗ tạo thành mô-típ kiến trúc độc đáo. Tham quan nhà thờ gỗ, nhiều kiến trúc sư đều khẳng định tính bền vững của kiến trúc và nể phục sự tài hoa của nghệ nhân trong việc thi công công trình này. Gỗ được khai thác từ rừng và đục đẽo, gắn kết nhau bằng mộng, không đinh hay thứ gì kết dính. Đặc biệt là sự pha trộn tôn vinh lẫn nhau của hai nét văn hóa kiến trúc vốn khác biệt làm nên một công trình có tính thẩm mỹ cao.
Những buổi sáng sớm khi còn sương mờ hay đêm trăng là những thời khắc ngắm nhà thờ đẹp nhất. Ánh sáng đèn của nhà thờ hắt ra những ô cửa tạo một cảm giác huyền hoặc. Sau cung thánh đường là dãy nhà gần giống như nhà sàn Ba Na được làm từ gỗ. Đó là nơi sinh hoạt của các vị linh mục, nữ tu. Đặc biệt, ngôi nhà thờ này còn là nơi nuôi dạy những đứa trẻ mồ côi và nghề dệt thổ cẩm truyền thống vẫn còn lưu giữ tại đây.
Dù lần đầu tiên hay nhiều lần đến phố núi Kon Tum, hầu hết du khách đều ghé lại nhà thờ gỗ này để chiêm ngưỡng./. 

Dân tộc Ba Na

Tên gọi khác
Tơ Lô, Giơ Lâng, (Y Lăng), Rơ Ngao, (Krem), Roh, Con Kde, A La Công, Kpăng Công, Bơ Môn
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
136.000 người.
Cư trú
Cư trú chủ yếu ở Kon Tum và miền Tây Bình Định và Phú Yên
Đặc điểm kinh tế
Người Ba Na sống chủ yếu nhờ trồng rẫy. Rẫy cung cấp không chỉ lúa gạo, mà cả các loại lương thực khác, cũng như hoa màu, rau xanh, gia vị, mía, nhiều thứ quả cây và cả bông lấy sợi dệt vải. Cùng với trồng trọt từng gia đình thường có nuôi trâu, bò, dê, lợn, gà. Chó là con vật được yêu quý và không bị giết thịt. Hầu như mỗi làng đều có lò rèn. Một số nơi biết làm đồ gốm đơn sơ, phụ nữ dệt vải tự túc đồ mặc trong gia đình. Đàn ông đan chiếu, lưới, các loại gùi, giỏ, mủng... Việc mua bán thường dùng vật đổi vật, xác định giá trị bằng con gà, lưỡi rìu, gùi thóc, con lợn, hay nồi đồng, ché, chiêng, cồng, trâu v.v..
Hôn nhân gia đình
Tục hôn nhân người Ba Na cho phép tự do tìm hiểu và lựa chọn bạn đời, việc cưới xin đều theo nếp cổ truyền. Vợ chồng trẻ ở luân phiên mỗi bên một thời gian theo thỏa thuận giữa hai gia đình đôi bên, sau khi sinh con đầu lòng mới dựng nhà riêng. Trẻ em luôn được yêu chiều. Dân làng không đặt trùng tên nhau. Trong trường hợp những người trùng tên gặp nhau, họ làm lễ kết nghĩa, tùy tuổi tác mà xác lập quan hệ anh-em, cha-con, mẹ-con.
Ơở người Ba Na, các con được thừa kế gia tài ngang nhau. Trong gia đình mọi người sống hòa thuận bình đẳng.

Tục lệ ma chay
Người Ba Na quan niệm con người chết đi hoá thành ma, ban đầu ở bãi mộ của làng, sau lễ bỏ mả mới về hẳn thế giới tổ tiên. Lễ bỏ mả được coi như lần cuối cùng tiễn biệt người chết.
Văn hóa
Trong kho tàng văn nghệ dân gian, còn phải kể đến các làn điệu dân ca, các điệu múa trong ngày hội và các lễ nghi tôn giáo. Nhạc cụ Ba Na đa dạng: những bộ cồng chiêng kết cấu khác nhau, những đàn T'rưng, brọ, klông pút, kơ ni, khinh khung, gôông, v.v... và những kèn tơ nốt, arơng, tơ-tiếp v.v... Nghệ thuật chạm khắc gỗ của người Ba Na độc đáo. Những hình thức trang trí sinh động trên nhà rông và đặc biệt những tượng ở nhà mồ v.v... vừa mộc mạc, vừa đơn sơ, vừa tinh tế và sinh động như cuộc sống của người Ba Na.
Nhà cửa
Nhà người Ba Na thuộc loại hình nhà sàn. Cho đến nay, nhà của người Ba Na đã có rất nhiều thay đổi, hầu như không còn nhà sàn dài. Nhà sàn ngắn của các gia đình nhỏ là hiện tượng phổ biến. Mặc dù có nhiều thay đổi như vậy nhưng vẫn tìm được ở những địa phương khác nhau những ngôi nhà Ba Na có những đặc điểm như là những đặc trưng của nhà cổ truyền Ba Na, nhà nóc hình mai rùa hoặc chỉ còn là hai mái chính với hai mái phụ hình khum-dấu vết của nóc hình mai rùa. Chỏm đầu dốc có "sừng" trang trí (với các kiểu khác nhau tùy từng địa phương). Vác che nghiêng theo thế "thượng thách hạ thu". Có nhà, cột xung quanh nhà cũng chôn nghiêng như thế vách. Thang đặt vào một sàn lộ thiên trước mặt nhà. Trên sàn này người ta đặt cối giã gạo (cối chày tay). Điểm đáng chú ý là dưới đáy cối có một cái "ngõng", Khi giã gạo người ta cắm cái ngõng ấy vào một cái lỗ đục trên một thanh gỗ đặt trên sàn.
Nhà tre vách nhưng có thêm lớp đố, ngoài được buộc rất cầu kỳ có giá trị như là một thứ trang trí
Bộ khung nhà kết cấu đơn giản. Đã là vì kèo nhưng vẫn trên cơ sở của vì cột. Tổ chức mặt bằng cũng đơn giản là 1 hiện tượng rất phổ biến hiện nay. Ngay như nhà của những người theo đạo Kitô cũng giữ lại kiểu bố trí trên mặt bằng như vậy.
Ngôi nhà công cộng (nhà rông) cao lớn và đẹp đứng nổi bật giữa làng, đó là trụ sở của làng, nơi các bô lão tề tựu bàn việc công, nơi dân làng hội họp, nơi thanh niên chưa vợ và trai góa vợ ngủ đêm, nơi tiến hành các nghi lễ phong tục của cộng đồng, nơi tiếp khách lạ vào làng.

Trang phục
Mang phong cách chung của khu vực nhưng có cá tính riêng đặc biệt là qua phong cách thẩm mỹ.
+ Trang phục nam
Thường nhật, nam giới Ba Na mặc áo chui đầu, cổ xẻ. Đây là loại áo cộc tay, thân áo có đường trang trí sọc đỏ chạy ngang, gấu áo màu trắng. Nam mang khổ kiểu chữ T theo lối quấn ngang dưới bụng, luồn qua háng rồi che một phần mông. Ngày lạnh rét, họ mang theo tấm choàng. Xưa nam giới búi tóc giữa đỉnh đầu hoặc để xõa. Nếu có mang khăn thì thường chít theo kiểu 'đầu rìu'. Trong dịp lễ bỏ mả, họ thường búi tóc sau gáy và cắm một lông chim công. Nam cũng thường mang vòng tay bằng đồng.
+ Trang phục nữ
Phụ nữ Ba Na ưa để tóc ngang vai, khi thì búi và cài lược hoặc lông chim, hoặc trâm bằng đồng, thiếc. Có nhóm không chít khăn mà chỉ quấn bằng chiếc dây vài hay vòng cườm. Có nhóm như ở An Khê (Sông Bé), Mang Giang hoặc một số nơi khác chị em chít khăn trùm kín đầu, khăn chàm quấn gọn trên đầu. Xưa họ đội nón hình vuông hoặc tròn trên có xoa sáp ong để khỏi ngấm nước, đôi khi còn có áo tơi vừa mặc vừa che đầu. Họ thường đeo chuỗi hạt cườm ở cổ và vòng tay bằng đồng xoắn ốc dài từ cổ đến khủy tay (theo kiểu hình nón cụt). Nhẫn được dùng phổ biến và thường được đeo ở hai, ba ngón tay. Tục xả tai phổ biến vừa mang ý nghĩa trang sức vừa mang ý nghĩa tín ngưỡng của cộng đồng. Hoa tai có thể là kim loại, có thể là tre, gỗ. Tục cà răng mang theo quan niệm triết lý của cộng đồng hơn là trang sức. Phụ nữ Ba Na mang áo chủ yếu là loại chui đầu, ngắn thân và váy. Aáo có thể cộc tay hay dài tay. Váy là loại váy hở, thường ngắn hơn váy Ê Đê, nay thì dài như nhau. Quanh bụng còn có đeo những vòng đồng và cài tẩu hút thọc vào đó. Về tạo hình áo váy, người Ba Na không có gì khác biệt mấy so với dân tộc Gia Rai hoặc Ê Đê. Tuy nhiên nó được chọn ở phong cách mỹ thuật trang trí hoa văn, bố cục trên áo váy của người Ba Na. Cũng theo nguyên tắc của lối bố cục dải băng theo chiều ngang thân người, dân tộc Ba Na giành phần chính ở giữa thân áo và váy với diện tích hơn 1/2 áo, váy cũng như hai ống tay để trang trí hoa văn (chủ yếu là hoa văn hình học với các màu trắng đỏ), nền chàm còn lại của áo váy không đáng kể so với diện tích hoa văn. Thắt lưng váy cũng là loại được dệt thêu hoa văn và tua vải hai đầu và được thắt và buông thong dài hai đầu sang hai bên hông váy.

http://chimviet.free.fr/dangnet/54dantoc/dtv01000.htm